Quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết có những điểm nào mới?

PV 10/11/2020 04:50

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, có hiệu lực từ ngày 20/12/2020.

 Nghị định này được áp dụng từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020.

quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, có hiệu lực từ ngày 20/12/2020 và áp dụng từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020.

Quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết sẽ có hiệu lực từ ngày 20/12/2020 và áp dụng từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020.

Liên quan tới nội dung này, PGS.TS Phạm Thế Anh, Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô, Trường đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng so với Nghị định 20, Nghị định có nhiều sửa đổi quan trọng.

Theo đó, sửa đổi đầu tiên là khi tính tỷ lệ Tổng chi phí lãi vay/EBITDA để áp dụng mức trần, Nghị định 132 sử dụng Tổng chi phí lãi vay ròng, tức là Chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay.

Cùng với đó, Nghị định xác định nếu Tổng chi phí lãi vay/EBITDA vượt quá mức trần quy định thì doanh nghiệp không được khấu trừ thuế. Tuy nhiên, Nghị định 132 cho phép các doanh nghiệp có phần chi phí lãi vay vượt trần này được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo, nhưng không quá 05 năm. Điều này giúp cho các doanh nghiệp có đầu tư lớn (tài trợ bằng vay nợ) vào một năm nào đó có thể “phân bổ” chi phí lãi vay cho những năm kế tiếp.

Ngoài ra, Nghị định cũng xác định mức trần Tổng chi phí lãi vay/EBITDA được nâng từ 20% lên 30%. Trước đây, chúng tôi có sử dụng dữ liệu điều tra doanh nghiệp hàng năm để tính toán thì thấy rằng số lượng doanh nghiệp có tỷ lệ Tổng chi phí lãi vay (không phải Tổng chi phí lãi vay ròng)/EBITDA là rất nhỏ, chỉ vài trăm doanh nghiệp FDI. Nếu loại bỏ những doanh nghiệp không có giao dịch liên kết đi nữa thì con số còn lại chẳng còn là bao. Lợi ích của việc áp trần Tổng chi phí lãi vay/EBITDA không chỉ dừng ở việc chống chuyển lợi nhuận, mà còn ở việc chống vốn mỏng, làm lành mạnh thị trường vốn, thị trường tín dụng, hạn chế những đặc quyền đặc lợi từ doanh nghiệp nhà nước so với doanh nghiệp tư nhân.

Trước đây, theo giải thích của Bộ Tài Chính, chi phí lãi vay dùng để tính trần Tổng chi phí lãi vay/EBITDA là chi phí lãi vay phát sinh giữa doanh nghiệp (có giao dịch liên kết) với bất kỳ bên nào (bất kể có giao dịch liên kết hay không).

Tuy nhiên, trước đây khi góp ý vào những sửa đổi này, ông Phạm Thế Anh cho rằng chi phí lãi vay này chỉ nên là chi phí lãi vay từ bên cho vay mà doanh nghiệp có quan hệ liên kết. Rất tiếc, ở sửa đổi lần này, ông Phạm Thế Anh lại cho rằng, các quy định này chưa được làm sáng tỏ.

Đây có lẽ sẽ là điểm mà doanh nghiệp cần có sự giải thích/hướng dẫn trong thời gian tới. Nếu điểm này được áp dụng như đề xuất của tôi thì có lẽ sẽ không cần phải nâng trần Tổng chi phí lãi vay/EBITDA lên 30%”, ông Phạm Thế Anh nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Quy định mới về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết

    00:00, 10/11/2020

  • Quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết: Đảm bảo công bằng giữa các doanh nghiệp

    17:33, 09/11/2020

  • Thanh tra, kiểm tra 263 doanh nghiệp có giao dịch liên kết

    02:00, 08/11/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết có những điểm nào mới?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO