Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn mới (KỲ II): Kiến nghị thu hồi gần 25 nghìn ha đất sai phạm

Diendandoanhnghiep.vn Một tầm nhìn chiến lược với những dự báo chính xác, sát thực cho nhu cầu sử dụng đất chính là nhiệm vụ then chốt để phát huy nguồn lực đất đai trong giai đoạn mới.

LTS: Dự thảo Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 do Bộ TN&MT xây dựng đang lấy ý kiến cho thấy, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của các cấp vẫn là những căn cứ quan trọng để Nhà nước thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. 

Diễn đàn Doanh nghiệp trích đăng bài viết của PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, đơn vị được Bộ Tài nguyên Môi trường giao hoàn thiện dự thảo.

iểm tra các dự án du lịch, nghỉ dưỡng có loại hình condotel,

Nhiều dự án du lịch, nghỉ dưỡng có vi phạm trong quản lý, sử dụng đất

Luật Đất đai năm 2013 đã quy định việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từng bước đã tiếp cận cơ chế thị trường, bình đẳng hơn giữa các chủ thể sử dụng, cơ bản đáp ứng đầy đủ yêu cầu sử dụng đất cho phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Nâng cao hiệu quả sử dụng đất

Để đổi mới cơ chế quản lý sử dụng đất gắn với tổ chức sản xuất, bảo vệ phát triển rừng ở các công ty nông nghiệp, lâm nghiệp, ban quản lý rừng nhằm giải quyết tình trạng tranh chấp đất đai và nâng cao hiệu quả sử dụng đất, ngày 11 tháng 5 năm 2014 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 686/QĐ-TTg về chương trình, kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12 tháng 3 năm 2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp; Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 112/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng.

Theo đó, tổng diện tích đất giữ lại sau rà soát, sắp xếp là 1.868,51 nghìn ha. Có 13/45 tỉnh đã cơ bản hoàn thành việc phê duyệt phương án sử dụng đất theo số liệu sau rà soát gồm Lạng Sơn, Sơn La, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Kon Tum, Đắk Nông, Đắk Lắk, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương và Sóc Trăng.

Để quản lý, giám sát chặt chẽ quy hoạch phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, hạn chế tình trạng dự án treo, quy hoạch treo đã đưa ra khỏi quy hoạch 27 khu công nghiệp; giảm quy mô diện tích 79 khu công nghiệp đã được thành lập...

Đà Nẵng yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh BĐS chỉ được đưa các dự án BĐS đủ điều kiện để kinh doanh

Các vi phạm đất đai chủ yếu liên quan tới dự án treo, quy hoạch treo, không sử dụng đất hoặc tiến độ thực hiện dự án chậm so với tiến độ ghi trong dự án được duyệt

Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03 tháng 01 năm 2018 về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai, yêu cầu Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố thực hiện từng nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để khắc phục tồn tại, hạn chế, sai phạm và chấn chỉnh lại việc thi hành Luật đất đai ở địa phương, thanh tra, kiểm tra đột xuất việc quản lý và sử dụng đất các dự án có sử dụng nhiều quỹ đất....; kiểm tra các dự án du lịch, nghỉ dưỡng có loại hình condotel, officetel...; các dự án có vi phạm được dư luận, báo chí phản ánh...

Các địa phương thiết lập đường dây nóng phản ánh tình hình sai phạm về quản lý, sử dụng đất đai; công bố, công khai các thông tin liên quan đến vi phạm pháp luật đất đai và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động quản lý và sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật đất đai; tổ chức thực hiện việc tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh của người dân về vi phạm trong quản lý và sử dụng đất; tổng hợp các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trang web của Tổng cục Quản lý đất đai.

Trong giai đoạn từ năm 2015 - 2020, toàn ngành tài nguyên và môi trường đã tiến hành hơn 2.500 cuộc thanh tra, kiểm tra về đất đai trên địa bàn cả nước; qua đó đã phát hiện các trường hợp vi phạm trong quản lý, sử dụng đất, trong đó, các vi phạm chủ yếu liên quan tới dự án treo, quy hoạch treo, không sử dụng đất hoặc tiến độ thực hiện dự án chậm so với tiến độ ghi trong dự án được duyệt; sử dụng đất không đúng mục đích... kiến nghị xử lý thu hồi gần 25 nghìn ha diện tích đất sai phạm.

Nhiều hạn chế

Trong thực tiễn triển khai quy hoạch sử dụng đất, việc thực hiện quy hoạch và thu hút đầu tư, nguồn vốn để thực hiện các công trình, dự án; một số công trình, dự án cấp quốc gia sử dụng vốn từ ngân sách Trung ương chưa triển khai hoặc triển khai chưa đúng tiến độ (như Sân bay quốc tế Long Thành, một số tuyến đường cao tốc Bắc - Nam, đường vành đai ven biển, đường vành đai vùng kinh tế trọng điểm, các trường đại học,...) ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Bộ Tài nguyên-Môi trường lên kế hoạch thanh tra đất đai tại các dự án BĐS

Bộ Tài nguyên Môi trường thanh tra đất đai tại nhiều dự án bất động sản

Chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn hạn chế, tính khả thi chưa cao do thiếu những luận cứ mang tính khoa học nên việc xác định chỉ tiêu, quy mô diện tích một số công trình, dự án trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn cao so với khả năng thực hiện của địa phương.

Quy hoạch xây dựng, quy hoạch các khu công nghiệp, đô thị, khu dân cư, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, quy hoạch xây dựng nông thôn mới chưa thống nhất và tuân thủ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nên việc triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gặp khó khăn.

Việc quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp còn thiếu sự thống nhất trên quy mô liên vùng, liên tỉnh; chưa xem xét đồng bộ với quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn, hạ tầng kinh tế - xã hội; việc bố trí đất đai cho các khu công nghiệp nhiều nơi còn chưa hợp lý; việc phát triển nhanh các khu công nghiệp ở một số địa phương trong thời gian qua đã tạo sức ép không nhỏ đối với môi trường, hạ tầng xã hội phục vụ công nhân khu công nghiệp.

Việc quản lý, sử dụng đất theo các chỉ tiêu quy hoạch đã được phê duyệt chưa được kiểm tra, đánh giá, giám sát một cách toàn diện, nghiêm túc. Công tác giám sát mới chỉ chủ yếu thông qua báo cáo của các cơ quan chuyên môn. Nguồn lực, các phương tiện kỹ thuật, công cụ phục vụ cho công tác giám sát còn bất cập, lạc hậu.

Chưa ứng dụng rộng rãi công nghệ cao trong việc giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm đảm bảo tính khách quan. Trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ chuyên môn về quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sau khi được duyệt ở một số địa phương còn thiếu và có nhiều hạn chế dẫn đến vẫn còn tình trạng vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

KỲ III: Những giải pháp kịp thời

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn mới (KỲ II): Kiến nghị thu hồi gần 25 nghìn ha đất sai phạm tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713534481 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713534481 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10