Quyết định quyết đoán của eDiGi

Diendandoanhnghiep.vn eDiGi, cửa hàng của “vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn, vừa bất ngờ thông báo chính thức ngừng hoạt động từ ngày 28/04/2023, sau 05 năm bán iPhone cạnh Nhà thờ Đức Bà.

>>Thế Giới Di Động "mạnh tay" đóng cửa chuỗi Bluetronics

Lợi thế cạnh tranh

Thời điểm eDiGi bắt đầu kinh doanh là giai đoạn thị trường iPhone ở Việt Nam tương đối lộn xộn với rất nhiền hàng “xách tay” từ nước ngoài về. Khai trương vào năm 2018, ông Johnathan Hạnh Nguyễn từng kỳ vọng eDiGi sẽ giành được 40% thị trường hàng xách tay.

eDiGi tận dụng lợi thế chính là uy tín của công ty mẹ IPP Group trong thị trường bán lẻ với biệt danh “Vua hàng hiệu”. Các sản phẩm của công ty này nổi tiếng uy tín nhờ bán hàng chính hãng, hàng chuẩn, có chứng thực đầy đủ.

Đến khi kinh doanh các sản phẩm của Apple cũng vậy, eDiGi  nhanh chóng trở thành APR (Apple Premium Reseller - cửa hàng kinh doanh sản phẩm và phụ kiện chính hãng Apple mức độ cao cấp nhất) và ASP (Apple Service Provider - Nhà cung cấp dịch vụ của Apple). eDiGi muốn sử dụng lợi thế hàng hiệu chính hãng này để vượt lên các đối thủ khác.

“Chúng tôi nổi tiếng và được biết đến là Vua hàng hiệu, là phải đẳng cấp cao, là tiếng thơm nên dễ dàng hợp tác cùng Apple”, ông Johnathan Hạnh Nguyễn từng chia sẻ.

Trong 1 năm sau khi ra mắt, eDiGi đã đón tiếp hơn 15.000 ngàn lượt khách đến tham quan và mua sắm, bảo hành, sửa chữa theo đúng chuẩn của Apple.

Mất lợi thế

Tuyên bố ngừng hoạt động của eDiGi tuy có hơi bất ngờ, nhưng động thái đóng cửa này có vẻ cũng… không bất ngờ lắm. eDiGi nhiều khả năng biết mình không còn nhiều lợi thế cạnh tranh, thế nên, rút lui chính là nước cờ khôn ngoan và quyết đoán.

Chính ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch IPP Group, công ty mẹ của eDiGi đã cho biết, doanh nghiệp phải ngừng kinh doanh do điều kiện thị trường không thuận lợi. Cụ thể, có nhiều yếu tố cạnh tranh, đặc biệt là nguồn hàng khiến việc kinh doanh sản phẩm Apple không còn hấp dẫn như trước. Chính vì thế, doanh nghiệp này đã quyết đoán rút lui khỏi thị trường trong bối cảnh thị trường bán lẻ, đặc biệt là mảng điện thoại “sang chảnh” như iPhone ở Việt Nam đang “có bão”.

Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến chính là các đại lý ủy quyền uy tín của Apple ở Việt Nam thời gian vừa qua ngày một nhiều, mà các đại lý đó đều có uy tín chẳng kém gì “vua hàng hiệu”. Đó là những FPT, Thế giới di động, v.v.. Thế nên, con bài tẩy ASP với APR của eDiGi không còn là lợi thế.

Và lợi thế đó của eDiGi tiếp tục bị thách thức khi Shopdunk mở cửa hàng mono-store đầu tiên với định dạng AAR từ năm 2021, ngay sau đó, hàng loạt các ông lớn như lên cơn sốt mở cửa hàng của Apple theo chuẩn. Topzone, MWG (thế giới di động), FPT, v.v. liên tiếp mở vài chục cửa hàng ngay sau đó để giành thị phần càng khiến lợi thế của eDiGi bị lung lay.

Nguyên nhân thứ hai có thể kể đến chính là cuộc cạnh tranh khốc liệt tại thị trường bán lẻ Việt Nam với hàng loạt các “ông lớn” bán lẻ, “ông lớn” chuỗi, cho đến các “ông nhỏ” ôm hàng xách tay, v.v.. Gần đây, cuộc cạnh tranh này trở nên nóng rực sau tuyên bố của ông Nguyễn Đức Tài tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023. Ông Tài gây xôn xao khi tuyên bố Thế giới Di động sẽ bắt đầu cạnh tranh về giá đối với các sản phẩm của Apple, và khẳng định các đối thủ sẽ “rên xiết” với chiến lược này.

Phát biểu của ông Tài đẩy ngành bán lẻ điện thoại vào một cuộc cạnh tranh về giá, giá các loại iPhone liên tiếp hạ với “bước giá” 10.000 VNĐ một để xem ai bán giá thấp hơn.

Nguyên nhân này cũng là một trong những bất lợi lớn của “vua hàng hiệu”. Bán rẻ thì đi ngược với định vị và tiêu chí phân khúc eDiGi xác định từ đầu. Nhưng không bán rẻ thì khó cạnh tranh bởi thói quen mua sắm của người Việt đa số là lựa chọn yếu tố ưu tiên giá cả đầu tiên.

Nguyên nhân cuối cùng có thể liên quan đến việc eDiGi quyết định đóng cửa chính là việc Apple thông báo sẽ mở cửa hàng trực tuyến ở Việt Nam vào ngày 12/5.

Mặc dù 12/5 mới tuyên bố nhưng trước đó đã có những dấu hiệu về những động thái này. Như Reuters đánh giá, động thái mới của Apple tại thị trường Việt Nam được đưa ra trong bối cảnh doanh số bán hàng tại Trung Quốc đang suy giảm và Apple đặt kỳ vọng vào các thị trường mới nổi, nơi sở hữu nguồn dân số trẻ và số lượng iPhone vẫn chưa bão hòa như Việt Nam.

Với nhạy cảm kinh doanh, có lẽ ông Hạnh Nguyễn đã lường trước được việc này nên ông này đã quyết đoán đóng cửa eDiGi từ 28/4.

Mặc dù Apple không đề cập đến vấn đề mở cửa hàng thực địa, tuy nhiên, thông tin từ Reuters khẳng định các cửa hàng trực tuyến thường là bước đệm trước khi Apple chính thức mở cửa hàng thực địa tại một quốc gia nào đó.

Không ai có thể khẳng định bước đi tiếp theo của Apple tại thị trường Việt Nam trong tương lai thế nào nhưng có thể thấy, đây là một trong những tác động khiến eDiGi nhanh chóng hạ quyết định đóng cửa.

Khi thị trường quá đông, trở nên “đỏ ngầu” thì rút lui sớm cũng là một giải pháp tốt.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quyết định quyết đoán của eDiGi tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711726825 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711726825 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10