Rào cản lớn nhất giữa chính phủ và doanh nghiệp trong cuộc cách mạng 4.0 là phương thức quản lý, mà không phải yếu tố kỹ thuật đơn thuần.
Đây là chia sẻ của PGS. TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội với DĐDN khi bàn về vấn đề liệu có rào cản 4.0 giữa Chính phủ và doanh nghiệp trong kinh tế hay không.
- Ở Việt Nam thường nói nhiều về cách mạng 4.0. Câu hỏi bây là giờ làm thế nào để Việt Nam đón nhận và tiến lên phía trước cùng 4.0, thưa ông?
Bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 theo quan điểm cá nhân tôi có thể không đặt ra vấn đề về thay đổi về công nghệ, điều đòi hỏi nhiều nhất là phương thức thực hiện điều hành của bộ máy quản lý. Với cách mạng 4.0, sẽ mở ra những phương thức và lĩnh vực hoạt động hoàn toàn mới mà trong lịch sử chưa từng có. Ví dụ, sự xuất hiện của Grab, Uber, bán hàng trên mạng và ship hàng, tiền ảo, visa điện tử…
Như vậy, 4.0 là việc thay đổi phương thức thực hiện, điều hành, quản lý. Việc ra đời của những hoạt động mới này sẽ còn rất nhiều mà chúng ta không thể biết trước. Do đó, doanh nghiệp muốn thích ứng được với cuộc cách mạng 4.0 thì bản thân phải không ngừng đổi mới, không thể tư duy theo lối mòn cũ mà phải năng động sáng tạo, biết ứng dụng kết nối vạn vật và kinh tế số.
Có thể bạn quan tâm
00:00, 15/02/2019
06:00, 09/02/2019
11:03, 06/02/2019
04:16, 05/02/2019
18:21, 26/01/2019
13:00, 26/01/2019
04:05, 26/01/2019
16:10, 17/01/2019
04:00, 02/01/2019
- Vậy theo ông, đâu là yếu tố quan trọng nhất đối với doanh nghiệp trong cuộc cách mạng này?
Sự thay đổi năng động của doanh nghiệp thường được nhắc đến như sự xông xáo, lăn lộn, dám nghĩ dám làm, chấp nhận mạo hiểm trên thương trường mới mong có thành công. Tuy nhiên, trong thời đại 4.0 này không còn là như vậy, doanh nhân phải có tư duy và kiến thức về 4.0, kinh tế số và kết nối vạn vật. Doanh nhân phải biết vận dụng những thành tựu đó để trở thành hoạt động của doanh nghiệp mình.
- Còn đối với cơ quan quản lý Nhà nước thì thế nào, thưa ông?
Chủ trương của Chính phủ thể hiện rất rõ, đó là chấp nhận và sẵn sàng đón nhận 4.0, thay đổi phương thức cũ và chấp nhận những cái mới. Như vậy, xét về mặt tư tưởng thì Chính phủ đã mở ra cho vấn đề này. Tuy nhiên, Chính phủ cũng phải tích cực hành động trong quản lý bằng 4.0. Tức là không bắt buộc những hoạt động từ thực tiễn của doanh nghiệp còn mới, thậm chí hoàn toàn khác lạ phải tuân theo khuôn khổ cũ. Nếu bắt ép những cái mới phải tuân thủ theo cách quản lý cũ sẽ vô tình bóp nghẹt rồi đẩy 4.0 về 1.0.
- Để Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp trong cuộc cách mạng 4.0, theo ông cần có giải phải như thế nào?
Cách mạng 4.0 đặt ra không chỉ riêng với doanh nghiệp, mà bản thân Chính phủ phải thay đổi và hành động. Để đáp ứng yêu cầu 4.0, Chính phủ không cần đi trước hay đặt ra hành lang để doanh nghiệp đi theo. Làm gì là do doanh nghiệp, Chính phủ chỉ cần tạo ra một hệ thống nền tảng thông tin để bất kể doanh nghiệp nào đang hoạt đồng đều có đầy đủ thông tin trong hệ thống nền tảng đó, và Chính phủ quản lý thông qua hệ thống thông tin.
Không thể phủ nhận một điều, hiện nay Chính phủ vẫn điều hành theo phương thức quản lý theo hình thức trực tiếp giữa con người với con người, giữa con người với văn bản, giữa con người với hồ sơ. Cách thức này cần thay đổi khi có 4.0, đó là không cần giao diện trực tiếp, không cần nghe báo cáo nhưng vẫn kiểm soát được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, rào cản lớn nhất hiện nay là phương thức quản lý, vì 4.0 là cuộc cách mạng về phương thức và cách thức quản lý.
- Xin cảm ơn ông!