Nhiều đế chế kinh doanh gia đình trị đã và đang có sức ảnh hưởng lớn đến kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Đây là “nguồn cơn” gây bất bình đẳng xã hội.
Redbull- tập đoàn đồ uống trứ danh của Thái Lan, là điển hình cho thực trạng trên và đang bị tẩy chay ở quốc gia này.
Redbull có mặt ở hàng chục quốc gia trên thế giới và là niềm tự hào tại xứ sở chùa vàng. Điều đó mang lại quyền lực tài chính thuộc top đầu Châu Á cho gia tộc Yoovidhya. Thế nhưng, tập đoàn này giờ đây đang trở thành biểu tượng của sự bất bình đẳng khi người biểu tình chống chính quyền đã nhắc đến thương hiệu này trong những tuyên bố phản đối của họ.
Khủng hoảng Redbull xảy ra khi thái tử nhà Yoovidhya bị cáo buộc gây tai nạn chết người, nhưng 8 năm qua không hề bị quy án. Dòng hashtag “#BoycottRedBull” bắt đầu được lan truyền trên mạng xã hội.
Theo khảo sát của SuperPoll, có 91% người được hỏi cho rằng họ không thể tin vào hệ thống tư pháp tại Thái Lan, 82% khẳng định rằng vụ việc này làm xấu đi hình ảnh Thái Lan.
Sự việc còn lan sang lĩnh vực chính trị khi có thông tin cho rằng, Pharmaceutical- đơn vị sở hữu Redbull có mối quan hệ trên mức thân thiết với chính phủ Thái Lan.
Bên trong sự phát triển hào nhoáng nhất châu lục, Thái Lan luôn tiềm ẩn các mâu thuẫn xã hội bắt nguồn từ chênh lệch giàu nghèo quá lớn. Theo khảo sát của Credit Suisse, chỉ 1% người siêu giàu tại Thái Lan nắm giữ hơn 50% tổng tài sản toàn quốc.
Hiện nay trên thế giới có khoảng 1.000 công ty gia đình có vốn hóa trên 1 tỷ USD, trong đó 10 công ty có vốn hóa hàng trăm tỷ USD, như Novartis của gia đình Sandoz tại Thụy Sĩ có vốn hóa gần 300 tỷ USD; Walmart của gia đình Walton tại Mỹ trị giá 241 tỷ USD; Nike của gia đình Knight trị giá 882 tỷ USD,…
Ngoài ra còn có các đế chế tài chính gia đình như Rockefeller, JP Morgan,… nắm trong tay hàng nghìn tỷ USD và được cho là đang điều khiển “sắc màu” chứng khoán tại Phố Wall.
Tất cả đều có nguyên nhân từ tích tụ tư bản quá mức vào tay một số nhà tài phiệt. Càng có nhiều tài phiệt tài chính, công nghiệp gia nhập nhóm “đại gia” thì cái hố với phần còn lại càng bị đào sâu.
Đa dạng và mở rộng hình thức sở hữu tại các “doanh nghiệp gia đình trị” mới là cách giảm bớt bất bình đẳng xã hội, nhưng điều này không dễ dàng, vì phụ thuộc vào chiến lược của mỗi tập đoàn. Vấn đề quan trọng là vai trò điều tiết, định hướng của nhà nước để tránh tình trạng “siêu cạnh tranh” dẫn đến tích tụ nguồn lực vào tay những đại gia tộc.
Có thể bạn quan tâm