Sự phát triển của các chủ đề phụ RegTech như tội phạm tài chính, an ninh mạng,... phần lớn là do việc áp dụng rộng rãi điện toán đám mây và giao diện lập trình API trên thị trường tài chính.
>>VBA thúc đẩy hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng blockchain
Đó là chia sẻ của ông Phan Đức Trung - Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA), về sự phát triển của công nghệ RegTech đối với thị trường tài chính.
Rủi ro và thách thức từ sự phát triển của công nghệ RegTech
RegTech là một khái niệm ra đời sau khái niệm Fintech. Nó được đề cập lần đầu tiên vào tháng 3/2015, trong một báo cáo về tầm nhìn Fintech tới năm 2025 cho chính phủ Anh, dưới tiêu đề “FinTech Futures: The UK as a World Leader in Financial Technologies”. Báo cáo này do Mark Jeremy Walport là Cố vấn trưởng khoa học của Chính phủ Anh nhiệm kỳ 2013-2017. Ông đề cập đến một công nghệ quản lý mới gọi là regulatory technologies viết tắt là RegTech mà ông tin là “tương lai của quy định luật lệ”.
Tháng 11/2015, Cơ quan giám sát các hoạt động tài chính ở Anh là FCA (Financial Conduct Authority) chính thức ra lời kêu gọi xây dựng các vấn đề FCA quan tâm tới RegTech trong một báo cáo có tên là "Call for Input: Supporting the development and adoption of RegTech".
Ông Phan Đức Trung cho biết, sự phát triển nhanh chóng của các chủ đề phụ RegTech như tuân thủ, tội phạm tài chính, an ninh mạng và báo cáo theo quy định, phần lớn là do việc áp dụng rộng rãi điện toán đám mây và giao diện lập trình ứng dụng (API) trên thị trường dịch vụ tài chính.
Các công nghệ nền tảng như thế này, đã cung cấp các hành lang mà lĩnh vực RegTech đã phát triển. Đặc biệt, các quy định pháp lý mới được sửa đổi diễn ra sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 – 2009 và có rất nhiều đòi hỏi thay đổi với các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính. Điều này cũng trùng hợp với việc, các cơ quan quản lý và cơ quan giám sát tự áp dụng các công cụ công nghệ mới, để tăng cường khả năng giám sát của họ.
Bên cạnh đó, những yếu tố này, cộng với áp lực ngày càng tăng về chi phí do suy thoái kinh tế toàn cầu sau khủng hoảng như COVID-19, xung đột địa chính trị khu vực, đã tạo ra một nền tảng vững chắc cho các giải pháp RegTech, có thể mang lại hiệu quả cho các đơn vị bị quản lý chứ không chỉ đơn thuần là các nhà quản lý.
“Sự chuyển đổi quy định trên toàn cầu và công nghệ của các dịch vụ tài chính trong thập kỷ qua, từ phía các cơ quan quản lý, cùng với áp lực ngày càng tăng đối với các công ty dịch vụ tài chính nhằm đạt được hiệu quả cao hơn bao giờ hết, đã tạo điều kiện hoàn hảo cho RegTech phát triển”, ông Trung chia sẻ.
Cũng theo ông Trung, tại Việt Nam các hoạt động giao dịch tài chính nhỏ xuất hiện gia tăng mạnh mẽ ở các ứng dụng Fintech mới như: cho vay P2P; payment; quản lý tài chính cá nhân; bán chéo các sản phẩm B2B2C; giao dịch tài sản số tài sản ảo;... đã xuất hiện vấn đề tương tự về hệ lụy xã hội như sụp đổ niềm tin ở thị trường trái phiếu doanh nghiệp, tranh chấp tài sản ảo, phương pháp đòi nợ thuê qua công nghệ,...
Đây là một thách thức trong quản trị với các cơ quan quản lý, nếu không có các hệ thống RegTech thì tựa như việc thu thuế cá nhân bằng thủ công trên hàng triệu người lao động vậy. Ngược lại, các doanh nghiệp muốn tăng cường công tác tuân thủ mà không có RegTech, thì họ sẽ gặp rào cản về chi phí quản lý gián tiếp tăng cao.
>>Phát triển bền vững tạo đột phá trong ứng dụng blockchain
Hơn nữa, nếu không thúc đẩy RegTech mà chỉ nói tới Fintech chung chung thì tựa như thúc đẩy ngành công nghiệp xe hơi chỉ cần quan tâm thúc đẩy làm động cơ mà thôi. Với Việt Nam, chúng ta đi sau hàng chục năm không cần sáng tạo nhiều. Các cơ quan quản lý phải là đầu tàu ra các ứng dụng và quan điểm về RegTech. Còn với các doanh nghiệp nội địa, hãy hướng tới một thị trường toàn cầu dựa trên các tiêu chuẩn kết nối với các sản phẩm RegTech toàn cầu. Lúc đó, sự vươn ra của các doanh nghiệp nội địa là tự lực kết nối, không phải lệ thuộc nhiều vào các luật lệ khu vực nhỏ nữa.
Sự tác động của RegTech đối với ngành tài chính tại Việt Nam
Theo ông Phan Đức Trung, ngành tài chính Việt Nam hiện tại chỉ xoay quanh thị trường trong nước, do cấu trúc đồng tiền VND không tự do chuyển đổi và chưa có một kế hoạch về cạnh tranh đồng tiền khu vực. Mà cạnh tranh khu vực ở chiến lược quốc gia, chúng ta chỉ hướng tới thúc đẩy thương mại hàng hoá xuất nhập khẩu.
Thị trường tài chính vi mô để tiếp cận với khu vực dân cư thu nhập thấp có tỉ lệ rủi ro phân tán cao, nhưng đi kèm tính phức tạp của các mô hình nhỏ đòi hỏi phải tìm được lời giải xong muốn tăng quy mô bắt buộc phải có công nghệ. Công nghệ ở đây không phải chỉ là đem lại doanh thu, mà nó còn giảm thiểu rủi ro cho các đơn vị cung cấp dịch vụ, cũng như đáp ứng tính tức thời và tuân thủ của các quy định quản lý.
Rõ ràng chúng ta thấy một thị trường áp dụng RegTech không có, thì những hệ lụy như trái phiếu bán cho dân gửi tiết kiệm hay bảo hiểm có thể dễ dàng tới người dân và họ nhầm lẫn với sản phẩm tiết kiệm. Bên cạnh đó, các mô hình đòi nợ ở các công ty tài chính hay cầm đồ dựa vào truyền thông mạng xã hội, đã gây ra nhiều sự bất ổn không nhỏ trong giai đoạn vừa qua.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính và cơ quan quản lý sẽ tiếp tục bận rộn với thị trường trong nước, nhưng công cụ để kết nối tuân thủ pháp lý quốc tế không sẵn sàng, thì liệu 10 năm nữa chúng ta có một ngân hàng Việt Nam phục vụ nghiêm túc có sản phẩm tại Hoa Kỳ hay khu vực EU hay không.
Tài sản số đã nằm trong các quy định về chuẩn mực kế toán quốc tế, gần như là một tài sản vô hình đang được các quốc gia cạnh tranh thu hút, thì liệu Việt Nam chúng ta có đứng ngoài cuộc chơi này không. Tất cả những thách thức này sẽ cần chúng ta nhìn nhận RegTech như một chiến lược cần được đưa vào nhận thức và triển khai ở các cơ quan quản lý và đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính.
Có thể bạn quan tâm
Network, Connect, Learn: Sự kiện Networking độc quyền về Blockchain của Unicorn Ultra
09:00, 04/03/2023
Tài chính xanh và công nghệ blockchain đưa phát thải ròng về 0
09:31, 09/01/2023
Hội nghị thượng đỉnh Blockchain Việt Hàn 2022 - Hợp tác kinh tế chuỗi khối khởi đầu kỷ nguyên Web3.0
15:46, 26/12/2022
Sky Mavis và hành trình xây dựng hệ sinh thái blockchain bền vững
04:45, 24/12/2022
Blockchain “thẩm thấu” vào nền kinh tế
00:22, 12/12/2022