Rủi ro nợ xấu từ trái phiếu

HÀ ANH 26/03/2023 04:00

Rủi ro nợ xấu đối với các khoản đầu tư trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) là hiện hữu khi nhà phát hành mất khả năng thanh toán một phần hoặc toàn bộ.

>>Thấy gì từ thương vụ "thổi bay" 17 tỷ USD trái phiếu Credit Suisse?

Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng là không quá lớn do TPDN chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của các ngân hàng.

p/Ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong cơ cấu lưu hành TPDN

Ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong cơ cấu lưu hành TPDN


Nguy cơ hiện hữu

Không chỉ là nhà phát hành trái phiếu lớn mà các ngân hàng còn là những nhà đầu tư lớn trên thị trường TPDN. Theo FiinRatings, đã có 17 ngân hàng thống kê số lượng TPDN nắm giữ sẵn sàng để bán tại ngày 31/12/2022 với tổng giá trị 188 nghìn tỷ đồng.

Theo quy định hiện hành, hoạt động đầu tư TPDN cũng được tính vào dư nợ tín dụng của các ngân hàng. Bởi vậy, các khoản đầu tư này cũng có nguy cơ trở thành nợ xấu khi nhà phát hành mất khả năng thanh toán một phần hoặc toàn bộ. Chưa kể khi TPDN bị chuyển thành nợ xấu, các khoản vay khác của doanh nghiệp phát hành cũng sẽ bị chuyển thành nợ xấu.

Nguy cơ càng hiện hữu khi mà áp lực đáo hạn TPDN trong năm nay và năm tới là rất lớn, trong đó tổng giá trị TPDN riêng lẻ đáo hạn trong năm 2023 ước tính ở mức 235 nghìn tỷ đồng. Trong khi đã có một số trường hợp chậm trả lãi và gốc trái phiếu.

Đẩy mạnh tái cấu trúc nợ trái phiếu

Theo nhiều chuyên gia, việc đánh giá mức độ rủi ro của TPDN đối với các ngân hàng phụ thuộc nhiều yếu tố. Không phải ngân hàng nào sở hữu hoặc đầu tư nhiều TPDN, thì có mức độ rủi ro lớn mà phụ thuộc rất lớn vào chất lượng TPDN mà các ngân hàng đang nắm giữ, có nghĩa phụ thuộc vào năng lực và mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp phát hành.

Theo tính toán của Fiin Ratings, tỷ lệ nợ xấu từ các lô TPDN đang lưu hành chỉ ở mức 11,3%. Riêng đối với các tổ chức phát hành là doanh nghiệp bất động sản, tỷ lệ nợ xấu ở mức cao hơn là 18,7%. Tuy nhiên, tổng giá trị trái phiếu mà các ngân hàng đang nắm giữ chỉ chiếm 2,3% tổng tài sản sinh lời của toàn hệ thống ngân hàng. Vì vậy, rủi ro nợ xấu tính trên bình diện toàn hệ thống ngân hàng cũng không quá lớn.

Đặc biệt, Nghị định 08/2023/NĐ-CP đã giải tỏa khá nhiều áp lực cho thị trường TPDN. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đang khẩn trương gỡ khó cho thị trường bất động sản.

Ông Lê Hồng Khang - Giám đốc Xếp hạng Tín nhiệm FiinRatings cho biết, mức ảnh hưởng của TPDN đến các ngân hàng, nếu có, sẽ không quá lo ngại nếu việc tái cấu trúc nợ trái phiếu được thực hiện mạnh mẽ hơn theo Nghị định 08/2023, và các giải pháp hỗ trợ thị trường TPDN của Chính phủ được thực hiện một cách hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

  • Công nghệ và trái phiếu xanh mở đường cho phát triển bền vững

    Công nghệ và trái phiếu xanh mở đường cho phát triển bền vững

    03:30, 25/03/2023

  • Thấy gì từ thương vụ

    Thấy gì từ thương vụ "thổi bay" 17 tỷ USD trái phiếu Credit Suisse?

    03:30, 23/03/2023

  • Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam

    Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam

    11:25, 20/03/2023

  • 500 mã trái phiếu do TCBS tư vấn phát hành được thanh toán gốc và lãi

    500 mã trái phiếu do TCBS tư vấn phát hành được thanh toán gốc và lãi

    04:43, 20/03/2023

  • Không dễ hoán nợ trái phiếu bằng bất động sản

    Không dễ hoán nợ trái phiếu bằng bất động sản

    03:00, 20/03/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Rủi ro nợ xấu từ trái phiếu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO