Rủi ro ủy thác đầu tư nhìn từ “Món Huế”

Diendandoanhnghiep.vn Nhiều nhà đầu tư đang ủy thác toàn bộ tiền đầu tư của mình cho các start- up mà không có các biện pháp giám sát, nên tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Ông chủ Món Huế, Huy Nhật hiện đang bị nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đồng loạt tố cáo chiếm đoạt tổng cộng 2.000 tỷ đồng bằng những cách thức khác nhau.

Ông Chủ món Huế, Huy Nhật bị nhiều doanh nghiệp tố cáo chiếm đoạt 2.000 tỷ đồng.

Ông Chủ món Huế, Huy Nhật bị nhiều doanh nghiệp tố cáo chiếm đoạt 2.000 tỷ đồng.

Rủi ro tiềm ẩn lớn

Trong câu chuyện Món Huế, có thể thấy rủi ro rất hiện hữu, bởi start-up này không kiểm soát được dòng vốn mà nhà đầu tư (NĐT) rót vào. Theo ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, có 2 vấn đề rủi ro ở đây:

Thứ nhất, bộ phận kiểm soát nội bộ gần như không có ở các start-up và các doanh nghiệp chưa niêm yết, trong khi đây chính là bộ phận giúp các NĐT kiểm soát dòng tiền được đầu tư như thế nào?.

Thứ hai là việc xác minh các dự án đầu tư. Từ 2019 đến nay, rất nhiều doanh nghiệp bị tố đưa ra các dự án ảo, bản thân các NĐT cũng không xác thực tính chính xác của các dự án này mà vẫn đổ tiền vào. Đây là dạng đầu tư theo kiểu tín chấp, chứ không theo kiểu xác minh, thẩm định và định giá các dự án.

“Với hai rủi ro nói trên, khi dòng tiền được đưa vào hệ sinh thái của ông Huy Nhật được sử dụng ra sao thì NĐT gần như không có một kênh kiểm soát nào cả, nguy cơ mất tiền rất cao”, ông Nguyễn Thế Minh nhấn mạnh và cho biết thêm, hiện không rõ giữa các NĐT và ông Huy Nhật có cam kết ràng buộc nào về mặt pháp luật hay không. Nếu có thỏa thuận dòng tiền phải được sử dụng đúng cho dự án đó, nhưng lại sử dụng sai mục đích, ông Huy Nhật sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

“Chìa khóa” kiểm soát

Món Huế là một trường hợp nổi cộm về câu chuyện kiểm soát nội bộ đối với vốn đầu tư vào start- up. Trên thực tế, không chỉ Món Huế mà một số trường hợp khác như Kafe của Đào Chi Anh, Wefit... đã từng là những start- up gọi vốn đình đám, song gặp khó khăn trong vận hành, quản lý dẫn đến những bê bối, thậm chí phá sản. Điều đó cho thấy bên cạnh gọi vốn, là câu chuyện quản lý vốn.

Theo ông Nguyễn Thế Minh, rất cần có quy định bắt buộc các start- up nói riêng và các doanh nghiệp chưa niêm yết nói chung cần có kiểm toán và kiểm soát nội bộ. Bởi kiểm soát nội bộ đại diện cho các cổ đông kiểm soát các giao dịch tài chính và hoạt động của doanh nghiệp đó. Còn đối với đơn vị kiểm toán, doanh nghiệp nên chọn các đơn vị kiểm toán tầm trung. Đây là các đơn vị phù hợp với các start-up khi họ không có nguồn tài chính lớn để thuê các đơn vị Big Four.

Trong rất nhiều trường hợp xét rộng và không bao gồm Món Huế, nhiều start- up cũng bị "dính" tiếng lừa đảo do khi gọi được vốn, đã không quản lý được đồng vốn như kỳ vọng và cam kết. Điều đó cho thấy trong quá trình kết nối giữa NĐT và start- up, còn thiếu một trung gian có thể hỗ trợ giám sát, tư vấn, quản lý giữa các bên. NĐT và cả những start- up có triển vọng gọi vốn lớn, nên chăng cần tính đến việc kết nối thông qua tổ chức trung gian như vậy để "bảo lãnh" từ khâu thẩm định nguồn vốn đến thẩm định doanh nghiệp, lẫn quá trình giải ngân, đánh giá doanh nghiệp sau từng giai đoạn, vòng khởi động.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Rủi ro ủy thác đầu tư nhìn từ “Món Huế” tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711691220 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711691220 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10