Rủi ro vĩ mô Trung Quốc và đánh giá tác động tới Việt Nam

Diendandoanhnghiep.vn TTCK Trung Quốc và Việt Nam có xu hướng dao động cùng chiều, nên nếu Trung Quốc chịu ảnh hưởng mạnh bởi các vấn đề nội tại kinh tế vĩ mô, thì Việt Nam cũng không tránh khỏi tác động.

>> Thanh khoản thị trường chứng khoán trong tương quan với lãi suất

Mối tương quan trên TTCK

Ngày 24/8, thị trường Việt Nam đón nhận khá nhiều thông tin tích cực liên quan đến việc ban hành Thông tư số 10 sửa đổi Thông từ 06 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nới một số quy định về vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại.

trong một vài phiên tới TTCK sẽ vẫn là xu hướng biến động giằng cT

Dự báo trong một vài phiên tới sẽ vẫn là xu hướng biến động giằng co trên TTCK 

Thông tin này đã hỗ trợ tích cực cho nhóm doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn và nhóm ngành ngân hàng cũng được kỳ vọng là hưởng lợi từ Thông tư này. Ngoài ra, với thông tin VNG đang nộp hồ sơ IPO tại Mỹ cũng là thông tin tích cực.

Tuy nhiên, với thanh khoản TTCK ở mức thấp đã phản ánh tâm lý nhà đầu tư đang có sự thận trọng nhất định, đặc biệt sau phiên giảm 55 điểm của ngày thứ sáu tuần trước. Vì vậy, chúng ta không thể kỳ vọng ngay lập tức có những nhịp hồi phục nhanh và mạnh, nhưng chúng tôi cho rằng trong một vài phiên tới sẽ vẫn là xu hướng biến động giằng co.

Gần đây, cũng có nhiều thông tin đề cập đến các vấn đề của nền kinh tế Trung Quốc, những rủi ro từ thị trường bất động sản nước này, nhất là các thông tin liên quan đến các sự kiện đổ vỡ, chậm trả nợ gốc và lãi trái phiếu của Evergrande hay Country Garden... Cùng với đó là biến động vĩ mô và những rủi ro trên TTCK Trung Quốc, từ đó so sánh với bối cảnh vĩ mô và đánh giá tác động tới TTCK Việt Nam.

Nhìn vào đồ thị của Shanghai-Index và VN-Index từ năm 2011 đến nay, hai thị trường có sự tương quan tương đối chặt chẽ. Cụ thể từ đầu năm 2017 đến đầu năm 2018, cả hai thị trường đều có xu hướng tăng chủ đạo mặc dù mức độ tăng của thị TTCK Trung Quốc có phần yếu hơn so với Việt Nam. Từ năm 2018 đến đầu năm 2020 giai đoạn bắt đầu Covid-19, hai thị trường đều có xu hướng đi ngang và giảm là chủ đạo. Từ năm 2020 đến đầu 2022, cả hai thị trường có xu hướng hồi phục, đi ngang và xu hướng giảm kéo dài đến thời điểm hiện tại.

Như vậy, hai thị trường nhìn chung có xu hướng biến động tương đồng với nhau, mặc dù chỉ số VN-Index biến động mạnh hơn hẳn. Nguyên nhân là do thị trường của chúng ta vẫn đang là thị trường cận biên, nên mức độ biến động luôn mạnh hơn so với những thị trường mới nổi hoặc phát triển.

Đối với Trung Quốc, trước năm 2017, TTCK nước này đã có những giai đoạn biến động sụt giảm rất mạnh, sau đó các lo ngại về đổ vỡ bong bóng bất động sản, bong bóng nợ doanh nghiệp, hoặc những câu chuyện về rủi ro “hạ cánh cứng” khiến TTCK Trung Quốc không còn quá hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài, trong khi nhà đầu tư nội cũng có sự dè dặt nhất định.

>> Thị trường chứng khoán: "Xếp hàng bắt đáy"

Những điểm giống và khác về vĩ mô

Chúng ta cũng phải thừa nhận, hai thị trường này có xu hướng dao động cùng chiều với nhau, nên nếu TTCK Trung Quốc thực sự giảm điểm mạnh bởi những vấn đề nội tại kinh tế vĩ mô, thì chắc chắn TTCK Việt Nam cũng không tránh khỏi tầm ảnh hưởng.

Dư địa để tiếp tục hạ lãi suất điều hành của NHNN Việt Nam sẽ rộng mở hơn

Dư địa để tiếp tục hạ lãi suất điều hành của NHNN Việt Nam sẽ rộng mở hơn Trung Quốc

Vì vậy, nhà đầu tư cần quan sát bối cảnh vĩ mô của Trung Quốc ở thời điểm hiện tại, để từ đó rút ra đâu là rủi ro cần phải nhìn nhận và đánh giá tác động tiềm ẩn đến nền kinh tế cũng như TTCK Việt Nam. Cụ thể:

Thứ nhất, liên quan đến lạm phát. Nhìn chung, lạm phát của hai nền kinh tế đều đang có xu hướng giảm nhưng mức giảm của Trung Quốc mạnh hơn.

Tại Trung Quốc, số liệu CPI tháng 7 giảm 0,3%, đây là một con số CPI âm cho thấy xu hướng tiêu dùng của người dân rất thận trọng. Nguyên nhân đến từ nhóm thực phẩm giảm mạnh, nhất là giá thịt đã giảm 14% với giá thịt lợn giảm tới 26%.

Một chỉ số nữa đó là tỷ lệ tiết kiệm của người dân Trung Quốc thuộc Top đầu trên thế giới, con số tiết kiệm trên GDP chiếm gần 50%. Hội đồng Vàng thế giới cho biết, mức dự trữ vàng của Trung Quốc trong quý 2 đã tăng lên đáng kể so với quý 1/2023.

Trong khi Việt Nam tháng 7 vừa qua, chỉ số CPI là 2,5%, đồng nghĩa với mục tiêu kiểm soát lạm phát của NHNN đang thực hiện khá tốt.

Thứ hai, là tỷ lệ thất nghiệp. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Trung Quốc, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi từ 16 - 24 đã tăng lên mức kỷ lục trong tháng 6 là 21,3%.

Chỉ số tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị cũng tăng trong tháng 7 với con số 5,3% so với tháng 6 là 5,2%. Như vậy thị trường việc làm ở Trung Quốc đang cho thấy dấu hiệu tiêu cực và khi so sánh với các quốc gia như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản thì tỷ lệ này đang cao hơn gấp 3 - 4 lần.

Báo cáo của Citi Group cho thấy, xu hướng tỷ lệ thất nghiệp trong năm 2023 cũng như trong thời gian tới sẽ còn tiếp tục tăng lên mức 25%, trong bối cảnh thị trường lao động Trung Quốc sắp đón hơn 11,6 triệu sinh viên ra trường.

Thứ ba, liên quan đến tổng cầu của nền kinh tế Trung Quốc, đại diện là chỉ số bán lẻ hàng hóa. Trái ngược với kỳ vọng của người dân cũng như các chuyên gia sau khi Trung Quốc gỡ bỏ lệnh zero Covid, thì tốc độ tăng trưởng bán lẻ chỉ đạt con số rất thấp, đạt 2,5% trong tháng 7. Đặc biệt, doanh số bán lẻ trực tuyến là một lĩnh vực trước đây đã duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng vừa qua chỉ chạm mốc 6,6%.

Thực tế, con số tăng trưởng bán lẻ ở cả Trung Quốc và Việt Nam đều có xu hướng giảm, nhưng có hai điểm đáng lưu ý đó là: bán lẻ của Trung Quốc giảm mạnh hơn so với Việt Nam và năm 2022, khi Việt Nam mở cửa sau giai đoạn Covid-19 vào đầu năm thì trong năm đó tổng mức bán lẻ đã tăng rất mạnh bởi hiệu ứng “tiêu dùng trả thù”; còn Trung Quốc mở cửa vào đầu năm 2023 nhưng hiệu ứng tương tự đã không xuất hiện. Với một đất nước lên đến 1,3 tỷ dân nhưng nhu cầu tiêu dùng nội địa kém, thì năng lực sản xuất của họ sẽ khó được cải thiện, từ đó kéo theo sự trì trệ trong tăng trưởng kinh tế.

Thứ tư, chỉ số PMI của Việt Nam và Trung Quốc có sự tương đồng, dưới ngưỡng 50 điểm. Mặc dù mức suy giảm trong tháng 7 của cả hai quốc gia đều là mức giảm nhẹ nhất trong 3 tháng trở lại đây, nhưng khi nhìn vào số liệu PMI Trung Quốc và chỉ số IIP trong tháng 7 chỉ tăng trưởng 3,7% so với năm ngoái, cho thấy tình hình sản xuất công nghiệp cũng như chế biến chế tạo của đất nước này đang gặp nhiều khó khăn. Ngược lại, chỉ số IIP của Việt Nam đã có sự hồi phục đáng kể và đó là sự khác biệt giữa hai nước.

Khác biệt chính sách tiền tệ - tài khoá

Đây là bức tranh chung về nền kinh tế Trung Quốc trong bối cảnh Chính phủ, cũng như Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã có các động thái nhất định hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Về chính sách tiền tệ, thời gian qua PBoC đã hạ một loạt các lãi suất điều hành quan trọng, từ đó sẽ định hướng và quy định các loại lãi suất khác mà ngân hàng thương mại cho phía người tiêu dùng và doanh nghiệp vay.

Trung Quốc đã sử dụng chính sách tiền tệ nới lỏng, đi ngược với các Ngân hàng Trung ương lớn trên thế giới như Mỹ. Đồng thời tiếp tục bơm tiền vào nền kinh tế cho thấy nỗ lực của chính phủ Trung Quốc trong việc hỗ trợ người tiêu dùng và khu vực doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc giữ lãi suất cho vay đối với các khoản thế chấp bất động sản nhà ở ở mức khá cao, khiến lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc vẫn gặp khó, các doanh nghiệp hay người tiêu dùng chưa trực tiếp được hưởng lợi.

Tại Trung Quốc, lãi suất điều hành đã giảm xuống mức rất thấp, hơn cả giai đoạn Covid-19, trong khi đó Việt Nam đã có 4 đợt hạ lãi suất điều hành nhưng vẫn cao hơn so với giai đoạn Covid-19. Do đó, dư địa để tiếp tục hạ lãi suất điều hành của NHNN Việt Nam sẽ rộng mở hơn. Còn việc NHNN Việt Nam tiếp tục hạ lãi suất điều hành nữa hay không sẽ phụ thuộc vào nhiều biến số khác, nhất là liên quan đến tỷ giá.

Chúng tôi không đánh giá cao hiệu quả công cụ hạ lại suất điều hành của Trung Quốc trong việc vực dậy tăng trưởng kinh tế, thay vào đó, Trung Quốc có thể phải can thiệp bằng các biện pháp cụ thể khác để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chung.

Về chính sách tài khóa, trong một khoảng thời gian rất dài, Trung Quốc đã coi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là một trong những mũi nhọn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Với động thái như vậy, nợ công trên GDP của Trung Quốc đã tăng từ mức 36% của năm 2013 lên mức hơn 70% sau 10 năm.

Tại Việt Nam, nợ công trên GDP sau khi đạt đỉnh vào cuối năm 2015, đầu năm 2016 ở mức 50% thì hiện tại đã giảm xuống còn khoảng 40%. Nếu đánh giá về kỷ luật an toàn tài khóa, thì Việt Nam đã làm tốt hơn Trung Quốc rất nhiều.

Tỷ lệ nợ công trên GDP bao nhiêu là cao hay thấp thì còn phụ thuộc vào mỗi nền kinh tế khác nhau, nhưng nếu ở Trung Quốc nợ công trên GDP tiếp tục duy trì cao trong thời gian tới thì rủi ro an toàn tài khóa của đất nước này sớm muộn cũng sẽ được nhắc đến. Điều này phản ánh dư địa sử dụng các chính sách tài khóa để hỗ trợ nền kinh tế sẽ không dồi dào như Việt Nam.

Từ những phân tích trên đã phản ánh tình hình kinh tế Trung Quốc suy yếu, kết hợp với các rủi ro của thị trường bất động sản, cùng nguy cơ TTCK Trung Quốc lao dốc đến cuối năm khiến nhà đầu tư phải theo dõi kỹ. Vì nó có thể tiềm ẩn các rủi ro tác động lên kinh tế và TTCK Việt Nam.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Rủi ro vĩ mô Trung Quốc và đánh giá tác động tới Việt Nam tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714463846 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714463846 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10