Các nhà khoa học đang tiến gần hơn đến bằng chứng "hành tinh đỏ" từng có sự sống rồi tuyệt chủng, cũng như nguyên nhân bí ẩn khiến nó trở nên chết chóc, khô cằn như ngày nay.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature Astronomy đã sử dụng dữ liệu lấy từ bộ ba tàu vũ trụ MRO, MAVEN của NASA và TGO của ESA và "tiếp cận" được những cơn bão bụi bí ẩn của Sao Hỏa và phát hiện ra nằng nó chính là thứ khiến hành tinh này trở nên khô cằn.
Như nhiều nghiên cứu từ NASA cho thấy, Sao Hỏa từng là một "hành tinh xanh" giống như Trái Đất và thậm chí là có bằng chứng về sự sống cổ đại, nhưng đã tuyệt chủng. Nguyên nhân chủ yếu chính là các đại dương, sông hồ đã bị mất nước vào không gian.
Trong nghiên cứu mới, nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi tiến sĩ Michael Chaffin từ Phòng thí nghiệm Vật lý khí quyển và không gian tại Đại học Colorado ở Boulder (Mỹ) cho thấy bão bụi, dù là những cơn bão bụi khu vực cỡ nhỏ, cũng đủ làm tăng cường sự mất nước của hành tinh.
Theo Sci-News, các cơn bão bụi toàn cầu thường tấn công Sao Hỏa từ 3-4 năm mỗi lần được cho là thủ phạm chính, nhưng xen giữa nó là các cơn bão bụi cỡ nhỏ thường xảy ra vào mùa hè ở Nam bán cầu của hành tinh.
Thông thường, vào những giai đoạn lạnh hơn, chiếm phần lớn thời gian trong năm của Sao Hỏa, hơi nước trên hành tinh xanh cổ đại sẽ bốc lên trong khí quyền và bị đóng băng ở độ cao tương đối thấp. Nhưng khi bão bụi ập đến và đột ngột làm nóng bầu khí quyển, các đám mây băng giàu nước này lập tức bị bốc hơi lên tầng cao hơn, nơi tia cực tím quá khắc nghiệt mà hành tinh này phải hứng chịu đã bị phân tách thành hydro và oxy, biến vào không gian.
Tàu MAVEN từ NASA đã ghi lại được bằng chứng về điều nay khi chụp được lớp khí quyển phía trên, phát hiện hydro tăng 50% trong cơn bão.
Có thể bạn quan tâm