Ngành thương mại điện tử ở Việt Nam "khốc liệt" thế nào?

Diendandoanhnghiep.vn Việc chênh lệch quá lớn về tăng trưởng thương mại điện tử đặt ra nhiều lo ngại về tính ổn định và thiếu bền vững của lĩnh vực này. Làm sao để rút ngắn khoảng cách này lại đang là bài toán?

năm 2018, thương mại điện tử đạt tốc độ tăng trưởng trên 30%, với quy mô 7,8 tỷ USD, nhưng Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh chiếm lượng doanh thu khổng lồ tới 70%

Năm 2018, thương mại điện tử đạt tốc độ tăng trưởng trên 30%, với quy mô 7,8 tỷ USD

Theo thống kê năm 2018, thương mại điện tử đạt tốc độ tăng trưởng trên 30%, với quy mô 7,8 tỷ USD, nhưng Hà Nội và TP HCM chiếm lượng doanh thu khổng lồ tới 70%, còn lại là 61 tỉnh, thành khác.

“Bức tranh sáng” thương mại điện tử Việt Nam

Đánh giá về tăng trưởng thương mại điện tử, ông Trần Văn Trọng - Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho biết, năm 2018 tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử Việt Nam đạt trên 30% trong khi năm 2017 tăng 25%. Đặc biệt năm 2018 xu hướng đầu tư rất sôi động, rất nhiều doanh nghiệp quan tâm đầu tư vào thương mại điện tử.

Còn theo các chuyên gia thì, ngoài thuận lợi về tỷ lệ người sử dụng internet cao của đa số giới trẻ thì lợi thế hạ tầng cho thương mại điện tử như dịch vụ thanh toán, chuyển phát… cũng là tiền đề cho thương mại điện tử phát triển. Đặc biệt, năm 2018, bùng nổ về các nền tảng công nghệ hỗ trợ cho thương mại điện tử như AI (Artificial Intelligence - trí tuệ nhân tạo)… năm 2019 đánh dấu sự tăng trưởng cao hơn nữa về ứng dụng này. 

Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Kỳ Minh - Giám đốc Trung tâm Ecomviet, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng thừa nhận, từ năm 2015 quy mô thị trường thương mại điện tử chỉ khoảng 4 tỷ USD Mỹ nhưng sang năm 2018 con số này đã là 7,8 tỷ USD Mỹ.

từ năm 2015 quy mô thị trường thương mại điện tử chỉ khoảng 4 tỷ USD Mỹ nhưng sang năm 2018 con số này đã là 7,8 tỷ USD Mỹ.

Từ năm 2015 quy mô thị trường thương mại điện tử chỉ khoảng 4 tỷ USD Mỹ nhưng sang năm 2018 con số này đã là 7,8 tỷ USD Mỹ.

Theo giả thuyết ông Minh đưa ra thì, giai đoạn 2019 - 2020 tăng trưởng thương mại điện tử cũng đạt 30%, như vậy con số sẽ là 13 tỷ USD Mỹ, trong khi đó mục tiêu đặt ra tới 2020 quy mô thị trường của thương mại điện tử là 10 tỷ USD Mỹ. Như vậy, nếu chúng ta có tốc độ tăng trưởng 30% thì con số 13 tỷ USD Mỹ là rất khả quan.

“Con số chúng ta giả sử theo kịch bản trên là 13 tỷ USD Mỹ, nếu dài hơi hơn đến 2025 con số sẽ tăng lên 33 tỷ USD Mỹ. Như vậy sẽ đứng hàng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á sau Indonesia (100 tỷ USD) và Thái Lan (37 tỷ USD)” ông Minh nói.

Phân tích chi tiết hơn, CEO AccessTrade - ông Đỗ Hữu Hưng cho rằng, từ cuối 2018 đến nay không khí phát triển thương mại điện tử quá nóng. Nếu doanh nghiệp chỉ ngồi im sẽ bị thua cuộc và chậm nhịp. Năm 2018, thương mại điện tử Việt Nam tăng 30% là câu chuyện B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp), còn C2C (khách hàng với khách hàng) ông Hưng cho rằng phải tăng trưởng gấp đôi. Riêng ecommerce thì đạt 2,8 tỷ USD Mỹ.

Điều đặc biệt, so với 2017 toàn thị trường khoảng 1,7 tỷ USD Mỹ nhưng đến 2018 con số này gấp 7%. Song đặc thù là trong 5 nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất là Lazada, Shopee, Tiki, Adayroi, Sendo đều báo tăng trưởng 3 - 4 lần. Dự kiến năm 2019, các sàn ước tính tăng trưởng gấp 4 - 5 lần. Đặc biệt, App chiếm 50-80% tổng lượng giao dịch và giữ được người dùng lâu nhất, chi phí kéo người dùng lại ít nhất.

Giải bài toán chênh lệch cách nào?

Tuy nhiên, các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ số vẫn băn khoăn. Đó là niềm tin của người tiêu dùng trong giao dịch thương mại vẫn còn lớn. Hiện nay quyền lợi người tiêu dùng chưa được bảo vệ, khi họ mua một món đồ chi phí nhỏ nhưng chi phí khiếu nại khi có tranh chấp lại lớn hơn. Điều này khiến người tiêu dùng thiếu niềm tin vào mua hàng trực tuyến.

Bên cạnh đó, theo ông Minh có sự chênh lệch giữa hai đầu tàu kinh tế đất nước là Hà Nội và TP HCM cộng lại so với 61 tỉnh thành trên cả nước.

Theo khảo sát của Vecom, hiện Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh chiếm lượng doanh thu khổng lồ tới 70%; một số tỉnh, thành lân cận Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, thành phố trực thuộc trung ương khoảng 20%; nhiều tỉnh thành còn lại chỉ chiếm 10%. Nếu tăng trưởng nhưng lại tạo ra khoảng cách chênh lệch lớn như vậy thì với tốc độ này thương mại điện tử đến 2025 khoảng cách chênh lệch càng doãng rộng giữa các tỉnh, thành phố.

Mặt khác, ông Trọng cho rằng, dù thanh toán điện tử của Việt Nam tăng trưởng khá tốt, trong hai năm trở lại đây các công ty fintech cập nhật nhanh công nghệ trên thế giới, tuy nhiên tỷ lệ thanh toán trực tuyến hiện nay còn rất thấp và không có sự thay đổi nhiều trong vài năm gần đây. Chỉ khoảng 20% đơn hàng là được thanh toán trực tuyến, còn lại có tới 80% thanh toán khi mua hàng, con số này chưa có dấu hiệu thay đổi và sẽ tiếp tục duy trì trong thời gian tới. Do đó, cần hoàn thiện và đẩy mạnh hơn chất lượng dịch vụ thanh toán như kỹ năng thanh toán, quyền lợi thanh toán, kỹ năng nhận biết lừa đảo trong mua sắm… đồng thời xoá dần những cản trở hiện còn hiện hữu trong lĩnh vực này.

Việt Nam cần có môi trường và hệ sinh thái thuận lợi, bao gồm hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin tiên tiến

Việt Nam cần có môi trường và hệ sinh thái thuận lợi, bao gồm hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin tiên tiến

Theo ông Minh cho rằng, muốn thương mại điện tử Việt Nam phát triển vững chắc trong những năm tiếp theo, Việt Nam cần có môi trường và hệ sinh thái thuận lợi, bao gồm hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin tiên tiến, giúp đa số người dân tiếp cận dễ dàng tới internet qua thiết bị di động. Bên cạnh đó, đối với dịch vụ logistics và hoàn tất đơn hàng, hoạt động khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến có cơ hội tiếp cận dễ dàng tới các dịch vụ công cũng như khả năng huy động vốn linh hoạt…

Với doanh nghiệp tham gia bán hàng trực tuyến, doanh nghiệp thương mại điện tử để thành công ông Hưng cho rằng, doanh nghiệp cần xây dựng hệ sinh thái để giữ chân người dùng. Mobile ecommerce sẽ quyết định cuộc chơi trong thời gian tới. Doanh nghiệp cần dùng mọi kênh có thể để bán hàng, để tiếp cận người dùng nhanh nhất, nếu bỏ qua kênh nào đó sẽ bị mất khách hàng và bị đối thủ “ăn mất”. Đồng thời, dựa vào trải nghiệm của người dùng. Khi đăng nhập vào trang bán hàng của doanh nghiệp khách hàng được chăm sóc như khách hàng VIP… đó là cuộc cách mạng tiếp theo mà doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ngành thương mại điện tử ở Việt Nam "khốc liệt" thế nào? tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713600950 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713600950 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10