Doanh thu thuần quý IV/2020 của CTCP Nước giải khát Chương Dương (SCD) chưa tới 59 tỷ đồng, giảm 24% so cùng kỳ, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Trong đó, lãi ròng quý IV và năm 2020 ở mức 412 triệu đồng và 2.4 tỷ đồng, lần lượt giảm mạnh 83% và 85% so cùng kỳ năm trước.
Thêm vào đó, khoản chi phí tài chính chênh lệch tăng tới gần 2.4 tỷ đồng (cùng kỳ là 5 triệu đồng). Điều này do chi phí được ghi nhận theo chuẩn mực kế toán số 06 có liên quan đến nguyên giá tài sản tài chính tăng trong quý IV/2020.
Do đó, SCD chỉ thu về chưa tới 412 triệu đồng lãi ròng trong quý cuối năm, giảm 83% so cùng kỳ năm 2019. Đây là kết quả thấp nhất của SCD trong 11 quý gần đây (kể từ quý II/2018).
Tính chung cả năm 2020, SCD có doanh thu thuần hơn 162 tỷ đồng và lãi ròng 2.4 tỷ đồng, lần lượt giảm 39% và 85% so với 2019 (thấp hơn cả năm 2018).
Đáng chú ý là tình hình tải sản của SCD lại gia tăng tới 66% sau 1 năm, tổng giá trị đạt gần 410 tỷ đồng tại ngày 31/12/2020. Chênh lệch chủ yếu nằm ở khoản tài sản cố định. Cụ thể trong năm vừa qua, SCD đã phát sinh thêm 178 tỷ đồng tài sản cố định thuê tài chính.
Từng làm mưa làm gió trên thị trường nước ngọt miền Nam những năm trước mở cửa, sá xị Chương Dương nhiều năm nay cạnh tranh chật vật để giành lại thị phần. Dù đã tích cực đổi mới chiến lược kinh doanh để “tìm lại ánh hào quang”, Chương Dương vẫn không thoát khỏi cảnh dần thoái lui nhường sân chơi về tay đối thủ ngoại.
CTCP Nước giải khát Chương Dương tiền thân là nhà máy Usine Belgique thuộc Tập đoàn B.G.I (Pháp). Đây là nhà máy sản xuất nước giải khát lớn nhất miền Nam giai đoạn trước năm 1975. Giữa năm 1977, Tập đoàn B.G.I chính thức chuyển nhượng quyền sở hữu và bàn giao toàn bộ nhà máy cho nhà nước với tên gọi Nhà máy nước ngọt Chương Dương.
Chương Dương chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ năm 2004 và niêm yết tại HOSE sau đó hai năm. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường tăng trưởng mạnh với doanh thu của những “đại gia” nước ngoài như Cocacola hay PepsiCo lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng, kết quả kinh doanh của “ông hoàng” sá xị Chương Dương chỉ trồi sụt quanh mốc vài trăm tỷ và gần như “dậm chân tại chỗ”.
Theo một số phân tích, ngành nước giải khát Việt Nam có tăng trưởng cao với mức bình quân từ 8-12%/năm, nhưng doanh thu và lợi nhuận gộp của “ông hoàng” sá xị Chương Dương hầu như không thay đổi trong ít nhất 5 năm gần đây.
Trong khi Coca Cola và Pepsi luôn nắm bắt xu hướng, nhắm vào những đối tượng trẻ, những người luôn thay đổi và dễ thích nghi với cái mới thì suốt thời gian dài, Chương Dương chủ trương đánh vào lòng trung thành của người già, những người gắn bó với sá xị Chương Dương từ thuở bé.
Trong khi các thương hiệu đa quốc gia chọn quảng cáo truyền hình tại các khung giờ vàng để tiếp thị thì Chương Dương phải quảng cáo với hình thức truyền miệng.
Suốt nhiều năm liền, mặc dù nhận thức được vai trò của marketing, tổng chi phí cho quảng bá của “ông hoàng sá xị” một thời cũng chỉ chiếm khoảng 2-3% tổng doanh thu, năm nào cao điểm cũng chỉ chiếm khoảng 5%.
Có thể bạn quan tâm
Tháo gỡ khó khăn cho ngành công nghiệp bia, rượu, nước giải khát: Cần sự linh hoạt, bình đẳng
05:00, 29/11/2020
Tháo gỡ khó khăn cho ngành công nghiệp bia, rượu, nước giải khát
14:11, 20/11/2020
[TRỰC TIẾP] Tháo gỡ khó khăn cho ngành công nghiệp bia, rượu, nước giải khát
13:49, 20/11/2020
Ngành bia, rượu, nước giải khát: Tìm hướng đi dài hạn
06:00, 20/11/2020