Đang hiển thị
Tỉnh thành khác
Để có thể ổn định và mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp cần được tiếp cận nguồn vốn đủ và kịp thời với mức chi phí hợp lý.
>> Ưu đãi tới 4,4 tỷ đồng cho khách hàng tham gia bảo hiểm tại Sacombank
Điều này càng trở nên cấp thiết khi những tác động của đại dịch Covid-19 vẫn còn dư âm và các xung đột địa chính trị trên thế giới vẫn đang làm mất cân bằng chuỗi cung ứng toàn cầu.
Động lực cốt lõi cho sự phục hồi
Trải qua một năm nhiều biến động, cộng đồng doanh nghiệp Việt vẫn không ngừng nỗ lực phục hồi và giữ vững đà phát triển, góp phần tạo nên thành quả ấn tượng cho nền kinh tế nước nhà. Bằng chứng là tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 đã lập kỳ tích khi chỉ số GDP ước đạt 8.02%, mức tăng trưởng kỷ lục kể từ năm 2011.
Tuy nhiên, trên chặng đường duy trì thành quả này, các doanh nghiệp đang gặp điểm nghẽn lớn khi việc huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân một phần vì thị trường chứng khoán sụt giảm, thị trường trái phiếu trở nên kém hấp dẫn khiến doanh nghiệp khó chủ động gọi vốn như trước đây, mọi nguồn cung vốn đều trông chờ vào kênh ngân hàng. Phần khác, lãi suất cho vay từ các ngân hàng tăng từ quý 4/2022, khiến các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp SMEs vốn có hệ thống quản trị tài chính còn nhiều hạn chế càng khó tiếp cận vay vốn. Nhu cầu này càng trở nên bức thiết khi các nền kinh tế trên thế giới đang bắt đầu chạy đà cho một năm tài chính mới, rất nhiều cơ hội giao thương được mở ra và doanh nghiệp cần được “nạp” đủ nguồn lực để nắm bắt kịp thời.
“Bơm vốn” ưu đãi tiếp sức doanh nghiệp
Thấu hiểu tình hình này, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã không ngừng đưa ra hàng loạt giải pháp nhằm tháo gỡ điểm nghẽn trong tiếp cận vốn như: Triển khai chương trình cho vay ngắn hạn bằng tiền đồng; triển khai gói hỗ trợ 2% lãi suất cho một số nhóm, ngành lĩnh vực; giãn, hoãn thời gian nộp một số khoản thuế;… Và để góp phần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, ổn định nguồn vốn của Chính phủ, sự đồng hành, hỗ trợ từ các tổ chức tín dụng được xem là điều kiện tiên quyết.
Ý thức được vai trò là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, Sacombank đã kịp thời đem đến các giải pháp tài chính cấp thiết. Điển hình như trong năm 2022 vừa qua, ngân hàng đã triển khai nguồn vốn 5.000 tỷ đồng nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo đó, đối với những khoản vay mới hoặc ngắn hạn bằng VNĐ, mức lãi suất cho vay áp dụng cho các doanh nghiệp chỉ từ 5.5%/năm. Tiếp theo đó, đầu năm 2023, mặc dù mặt bằng lãi suất tăng cao, Sacombank vẫn dành nguồn ưu đãi 5.000 tỷ đồng hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vốn để thanh toán hàng nhập khẩu, làm hàng xuất khẩu với lãi suất cho vay tối thiểu chỉ 7,5%/năm. Hay mới đây, trong chương trình Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp khu vực TP.HCM 2023, Sacombank đã tiếp tục tham gia ký kết hợp đồng tín dụng, dành tổng nguồn vốn 1.000 tỷ đồng với mức lãi suất giảm bình quân khoảng 2.5%/năm và mức lãi suất giảm cao nhất 4.4%/năm so với lãi suất thông thường để tháo gỡ khó khăn về vốn, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh.
Là một trong những khách hàng vay vốn thành công trong đợt hỗ trợ lãi suất giảm 2.5%, ông H.N, chủ một doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản sạch tại TP.HCM, cho biết: "Chi phí vốn được giảm 2.5%/năm đã giúp DN có thêm nguồn tài chính kịp thời để đẩy mạnh đầu tư sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, với mức lãi suất ưu đãi, công ty cũng tiết kiệm một khoản kha khá, có thể tận dụng để nâng cao phúc lợi, củng cố tinh thần gắn bó cho đội ngũ công nhân của công ty”.
Song song với hoạt động đồng hành cùng doanh nghiệp vượt thách thức về vốn, Sacombank duy trì triển khai các chương trình khuyến mãi, ưu đãi về phí, các công cụ tài chính hiện đại, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa dòng tiền và nhanh chóng hội nhập với xu thế tài chính số trên thế giới. Nổi bật là combo dịch vụ tài khoản chuyên biệt. Với combo này, Ngân hàng áp dụng mức phí hấp dẫn, đồng thời miễn phí quản lý tài khoản, phí giao dịch eBanking/ tại quầy, phí chi lương, phí thường niên thẻ cho nhiều nhóm khách hàng doanh nghiệp.
Ngoài ra, một loạt giải pháp số hóa đã được Sacombank triển khai như: Mở tài khoản doanh nghiệp trực tuyến bằng định danh điện tử (eKYC), quản lý dòng tiền “Thu đa kênh - Chi hiệu quả” giúp doanh nghiệp dễ dàng chủ động trong việc sử dụng nguồn tiền; Chi lương trong/ngoài hệ thống đến 5.000 nhân viên/lệnh chi tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động thực hiện chi lương vào mọi lúc, mọi nơi cũng như tiết kiệm thời gian và chi phí cho công tác trả lương; Hóa đơn điện tử giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian đăng ký sử dụng và thông báo phát hành, hạn chế tối đa tình trạng nộp chậm báo cáo…
Năm 2023, nền kinh tế được dự báo sẽ đối diện với nhiều thách thức như việc tăng lãi suất từ FED, thiếu hụt năng lượng, hoạt động sản xuất chững lại… Tuy nhiên, Việt Nam vẫn có triển vọng tăng trưởng bắt nguồn từ đà phục hồi và phát triển kinh tế năm 2022, quá trình chuyển đổi số nhanh và các hiệp định kinh tế, giao thương đang có hiệu lực. Do đó, những chia sẻ của ngành ngân hàng đối với doanh nghiệp là hết sức cần thiết trong giai đoạn này. Kỳ vọng rằng, với hành động cụ thể của các ngân hàng thương mại nói chung và Sacombank nói riêng, doanh nghiệp sẽ có thêm lực đẩy mới để tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, vững vàng vượt qua thách thức để phát triển sản xuất, kinh doanh, gia tăng lợi nhuận.
Có thể bạn quan tâm