“Gã khổng lồ” công nghệ Hàn Quốc, Samsung Electronics đã thu hẹp sản xuất tại Việt Nam trong bối cảnh chi tiêu tiêu dùng trên toàn cầu giảm.
>>>Samsung thuê chuyên gia “săn hàng”
Nhu cầu điện tử toàn cầu suy giảm?
Theo báo cáo của các nhà bán lẻ lớn của Mỹ như Best Buy và Target, những đối tác chiến lược trong việc phân phối các sản phẩm của Samsung cảnh báo, doanh số bán các mặt hàng điện tử đang chậm lại do người mua hàng thắt chặt hầu bao sau những cơn sốt chi tiêu thời Covid.
Theo một báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Gartner dự kiến, lượng xuất xưởng điện thoại thông minh toàn cầu sẽ giảm 6% trong năm nay do cắt giảm chi tiêu của người tiêu dùng và doanh số bán hàng giảm mạnh ở Trung Quốc.
Trong khi đó, theo công ty nghiên cứu thị trường Display Supply Chain Consultants (DSCC), số ngày luân chuyển hàng tồn kho trung bình của Samsung trong quý II năm nay là 94 ngày, nhiều hơn khoảng hai tuần so với năm trước.
Về cơ bản, số ngày luân chuyển hàng tồn kho là thời gian cần thiết để hàng tồn trong kho chuyển thành doanh số bán hàng. Thời gian càng ngắn thì gánh nặng chi phí cho nhà sản xuất càng giảm. Hàng tồn kho của Samsung trong quý đầu tiên của năm nay, được tiết lộ cho Dịch vụ Giám sát Tài chính, tăng đến 53,9% xấp xỉ con số 38,5 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhìn chung, khi hàng tồn kho tăng lên, đã buộc Samsung phải có kế hoạch điều chỉnh việc sản xuất, họ thông báo cho các nhà cung cấp linh kiện về việc điều chỉnh khối lượng, cắt giảm sản lượng. Đồng thời họ cũng đình chỉ các đơn đặt hàng mua sắm mới do lượng hàng tồn kho tăng đột biến và lo ngại về lạm phát toàn cầu.
Còn tại Việt Nam, theo một báo cáo của hãng thông tấn Reuters, Samsung đã thu hẹp sản xuất tại nhà máy điện thoại thông minh lớn thế giới ở Việt Nam khi các nhà bán lẻ và kho hàng phải vật lộn với lượng hàng tồn kho tăng cao trong bối cảnh chi tiêu tiêu dùng trên toàn cầu giảm. Năm ngoái, Samsung đã xuất xưởng khoảng 270 triệu điện thoại thông minh.
>>>Vì sao Samsung cắt giảm giờ làm tại Việt Nam?
>>>Có đáng ngại khi Samsung chuyển một phần dây chuyền sản xuất smartphone khỏi Việt Nam?
Khó khăn chờ đón người lao động
Theo một cuộc phỏng vấn của Reuters với các công nhân tại Samsung cho thấy, hiện tại các nhà máy của “gã khổng lồ” điện tử Hàn Quốc tại Việt Nam đang chỉ chạy sản xuất ba ngày mỗi tuần, trong khi một số dây chuyền đang điều chỉnh làm việc bốn ngày thay vì sáu ngày như trước đây, và tất nhiên sẽ không có chuyện làm thêm giờ.
Trong khi đó, Samsung trả lời với Reuters rằng, họ chưa thảo luận về việc giảm mục tiêu sản xuất hàng năm tại Việt Nam. Nhưng, họ cũng không thể xác định rằng, liệu có việc chuyển sản xuất sang các cơ sở sản xuất khác để bù đắp cho sản lượng giảm từ nhà máy Việt Nam hay không. Công ty cũng sản xuất điện thoại ở Hàn Quốc và Ấn Độ.
Mặc dù vậy, Samsung vẫn tương đối lạc quan về nhu cầu điện thoại thông minh trong nửa cuối năm nay. Họ cho biết trong cuộc họp báo thu nhập vào tuần trước rằng sự gián đoạn nguồn cung hầu hết đã được giải quyết và nhu cầu sẽ không thay đổi hoặc thậm chí tăng trưởng một con số.
Bên cạnh đó, họ cũng đang đặt mục tiêu doanh số bán điện thoại có thể gập lại vượt qua điện thoại thông minh hàng đầu trước đây, Galaxy Note, trong nửa cuối năm. Samsung dự kiến sẽ công bố các thiết bị có thể gập lại mới nhất của mình vào ngày 10 tháng 8.
Tuy nhiên, trên thực tế hàng chục công nhân được Reuters phỏng vấn tại bên ngoài nhà máy hầu hết đều cho biết công việc hiện đang “không được tốt”. Những người từng làm việc lâu năm tại Samsung cũng cho rằng, họ chưa bao giờ thấy việc cắt giảm sản lượng sâu như vậy.
“Tất nhiên là có mùa thấp điểm hàng năm, thường vào khoảng tháng 6-7, nhưng thấp điểm có nghĩa là không có OT (làm thêm), chứ không phải cắt giảm ngày làm việc như thế này,” một công nhân của Samsung cho biết.
Hiện tại, Samsung đang là nhà đầu tư và xuất khẩu nước ngoài lớn nhất của Việt Nam, với sáu nhà máy trên khắp cả nước, từ các trung tâm công nghiệp phía Bắc Thái Nguyên và Bắc Ninh, nơi sản xuất hầu hết điện thoại và linh kiện, đến nhà máy sản xuất tủ lạnh và máy giặt tại Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty Hàn Quốc đã rót 18 tỷ USD vào Việt Nam. Riêng Samsung đóng góp 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Nhưng, với việc cắt giảm sâu giờ làm tại Việt Nam, có thể sẽ là một giai đoạn khó khăn cho những người lao động tại tập đoàn này trong thời điểm tới. Nhiều người lao động đã chia sẻ với các hãng truyền thông về những khó khăn này. Tuy vậy, nhiều người cũng lạc quan rằng, đây không phải là sự cắt giảm việc làm vĩnh viễn mà chỉ là việc cắt giảm một số giờ làm để phù hợp với tình hình toàn cầu hiện tại.
“Tôi hy vọng rằng mức cắt giảm hiện tại sẽ không kéo dài và chúng tôi sẽ sớm trở lại nhịp độ bình thường”, một công nhân của Samsung cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Samsung thuê chuyên gia “săn hàng”
04:00, 05/08/2022
Samsung Engineering “tham chiến” ngành nước
00:47, 03/08/2022
Tủ lạnh Samsung Bespoke multidoor 599 lít RF60A91R177/SV (2 màu trắng và xanh navy)
00:50, 20/07/2022
“Trò chơi vương quyền” của Samsung và TSMC
04:00, 02/07/2022
Vì sao Samsung cắt giảm giờ làm tại Việt Nam?
04:30, 27/06/2022
Samsung nỗ lực góp phần phục hồi nền kinh tế Việt Nam
10:20, 24/06/2022