Với sáng kiến bằng chai nước và lon sữa bò là công cụ đo độ ẩm của đất, các chuyên gia nông nghiệp Nestlé Việt Nam đã giúp nông dân tiết kiệm nước tưới khi mùa khô ở Tây Nguyên đang đến gần.
Theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên vào mùa khô năm nay tình trạng thiếu nước tưới cho cây trồng có chiều hướng gia tăng. Vậy làm thế nào để có thể tiết kiệm nước tưới cho hàng ngàn ha cây cà phê nhất là với tỉnh Tây Nguyên? Đây là bài toán nan giải nhiều năm qua mà bà con nông dân các tỉnh khu vực Tây Nguyên cùng Công ty Nestlé Việt Nam đi tìm lời giải
Cây cà phê khát nước tưới
Hiện tại, các dòng suối, hồ nhỏ đã bắt đầu có dấu hiệu cạn kiệt, khiến nguồn nước tưới cầm chừng…
Từ tháng 3 đến 5/2020, mực nước trên các sông hồ ở khu vực Tây Nguyên xuất hiện mực nước thấp nhất trong chuỗi số liệu quan trắc trong nhiều năm qua… Chính vì vậy, lượng dòng chảy trên các sông khu vực Tây Nguyên phổ biến ở mức thiếu hụt so với trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 25% đến 75%, một số sông thiếu hụt trên 90%.
Thời gian qua trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên hầu như không có mưa khiến các hồ sông suối cạn nước. Do đó, nhiều diện tích hoa màu, cây công nghiệp nhất là cây cà phê của nông dân không có nước tưới. Cùng với đó là nhiều hộ dân đang lâm vào tình cảnh thiếu nước sinh hoạt.
Để có nước tưới tiêu cho hoa màu, cây công nghiệp, chính quyền địa phương đã phải tìm mọi cách, nhưng nguồn nước tưới rất hạn chế. Ông Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Kon Tum cho biết, gần 3 tháng nay trên địa bàn tỉnh không có trận mưa nào. Do đó, lượng nước ở các sông, suối trên địa bàn tỉnh này thiếu hụt từ 40% đến 70% so với trung bình hằng năm.
Nguyên nhân dẫn đến khô hạn là do lượng mưa năm 2019 thiếu hụt 20% đến 30% so với lượng mưa những năm trước. Theo dự báo, thời kỳ cạn kiệt nhất trong mùa khô 2019 - 2020 có khả năng xảy ra vào khoảng từ tháng 3 đến nửa đầu tháng 4/2020. Nhiều huyện của khu vực Tây Nguyên cũng đang đứng trước nguy cơ thiếu nước tưới vào cuối vụ đông xuân.
Vườn cà phê của nông dân Đức Huề-Gia Lai cho biết, đúng ra vào tháng 3 là Gia Lai sẽ có mưa nhưng trời không mưa. Việt Nam đang đi qua mùa khô hạn nhất trong vòng 30 năm trở lại và các điều kiện khó khăn được dự đoán sẽ còn tiếp tục.Trong vùng Gia Lai nhiều hồ chứa nước dùng cho thủy lợi đã cạn khô. Anh Huề cho biết thường này chăm sóc năm ha vườn cà phê với hai giếng nước. “Nhưng bây giờ năm giếng nước cũng không đủ” nên chúng tôi phải tìm cách làm sao tiết kiệm nước tưới nhất cho cây cà phê…
Tiết kiệm nước tưới bằng lon sữa bò và chai nước
Như chúng ta đã biết, Việt Nam là nhà sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới chỉ sau Braxin và ngành này đang tạo công ăn việc làm của 2,6 triệu người lao động Việt Nam. Theo số liệu từ Bộ NN&NT đa số cà phê được trồng ở Tây Nguyên, nơi nông nghiệp chiếm đến hơn 95% lượng nước sử dụng.
Cũng như hạn hán, nhiễm mặn rồi biến đổi khí hậu và sử dụng nước tưới tiêu đồng nghĩa với việc khan hiếm diễn ra trên diện rộng ở khu vực Tây Nguyên. Bởi vì người nông dân chưa ý thức được việc sử dụng nước tiết kiệm canh tác cho trồng cây nông
Theo khảo sát của Nestlé cho thấy nông dân trồng cà phê đã sử dụng lượng nước cao hơn 60% mức cần thiết trong suốt mùa khô. Cũng như việc dùng phân bón quá liều lượng đã gây ra các tác hại môi trường.
Thậm chí việc sử dụng lãng phí nguồn nước là mối đe dọa cho tương lai của ngành cà phê và gây tốn kém cho người nông dân. Trong khi nông dân không cần trả tiền cho nguồn nước từ các giếng thì phải trả tiền mua xăng chạy máy bơm... Đặc biệt việc sử dụng lãng phí nguồn nước sẽ ảnh hưởng đến an ninh về nước sạch.
Thống kê cho thấy cây cà phê ở Việt Nam được trồng trên diện tích nhỏ từ 2 đến 3 mẫu. Điều đó có nghĩa là các kỹ thuật quản lý quy mô lớn không giúp được nhiều. Vì vậy, những giải pháp đơn giản sẽ giúp người nông dân hiểu hơn lượng nước họ nên dùng, ông Phạm Phú Ngọc, Trưởng phòng Nông nghiệp địa phương của Nestlé Việt Nam chia sẻ.
Ông Ngọc cho rằng, những giải pháp đơn giản và rẻ tiền thực sự có hiệu quả. Để tiết kiệm nước tưới cho cây cà phê các giải pháp mà Nestle hỗ trợ nông dân, chỉ cần một chai nước và một lon sữa đặc. Bằng cách đặt một chai nhựa ngược xuống đất và theo dõi độ ngưng tụ bên trong, người nông dân có thể đo được lượng nước trong lòng đất. Khi các giọt nước ít đi, đó là lúc tưới tiêu lần đầu tiên trong mùa.
Sau đó, người nông dân có thể dùng một lon sữa đặc rỗng đo lượng mưa. Ví dụ, nếu một lon sữa chuẩn chứa 1/6 lượng nước mưa, nông dân sẽ biết rằng các cây cà phê đã nhận khoảng 100 lít nước. Lượng nước tưới sau đó có thể được điều chỉnh cho phù hợp. Bình thường nông dân trồng cà phê Việt Nam thường sử dụng từ 700 - 1000 lít nước/cây cho mỗi lần tưới, nhưng với phương pháp này của Nestle chỉ dẫn họ chỉ cần dùng 300 – 400 lít tiết kiệm được hơn ½ lượng nước mà vẫn đạt được năng suất như mong muốn.
Đây là một sáng kiến mà chúng tôi đã giúp mở rộng mạng lưới Liên Kết Nông Dân của Nestlé với gần 20.000 thành viên trên toàn quốc, ông Ngọc chia sẻ…Trong khi nông dân tại các nước phát triển hơn sử dụng các kỹ thuật hiện đại hơn để giảm sử dụng nước, thì tại nông thôn Việt Nam, các hoạt động giáo dục và trên thực địa đang chứng minh tính hiệu quả. Lon sữa bò và chai nhựa là những ví dụ điển hình cho các vật dụng hàng ngày có thể ứng dụng một cách dễ dàng và tạo ra hiệu quả tiết kiệm nước cho cây cà phê khu vực Tây Nguyên…
Ông Đức Huề cho biết, kể từ khi ứng dụng kỹ thuật này, sản lượng cà phê vườn tăng hơn 10% trong khi cắt giảm lượng nước sử dụng. Với phương pháp kiểm tra bằng chai nhựa không tốn tiền này đã giúp tiết kiệm 1/3 tiền phân bón và một nửa chi phí lao động, tiền điện và tiền xăng.
Nestlé thúc đẩy những hướng dẫn toàn diện hơn để bảo tồn nguồn nước cho mạng lưới Nông Dân Liên Kết tại Việt Nam, thông qua thực tiễn canh tác tốt hơn của dự án NESCAFÉ Plan tại khu vực Tây Nguyên...Có thể nói “Chai nước và lon sữa bò” là những công cụ đơn giản để đo độ ẩm của đất đã được áp dụng rộng rãi tại các dự án cây cà phê do Công ty Nestle’ Việt Nam quản lý.
Câu chuyện này không phải là công nghệ cao, đắt tiền nhưng đã áp dụng rộng rãi cho Tập đoàn Nestle’ trên toàn thế giới… Hy vọng phương pháp này sẽ được nhân rộng trong bối cảnh khu vực Tây Nguyên đang thiếu nước vào mùa khô và khu vực ĐBSCL đang hạn hán xâm mặn thiếu nước ngọt trầm trọng…