Sang năm 2022, chứng khoán liệu còn tăng nóng như 2021?

Diendandoanhnghiep.vn Trong năm 2022, KBSV kỳ vọng chỉ số VN-Index đến cuối năm đạt 1.760 điểm, tương ứng mức P/E 17,5 lần và EPS bình quân các doanh nghiệp niêm yết tăng 15,7% so với cùng kỳ.

Chứng khoán Việt Nam năm 2022 được kỳ vọng tiếp tục duy trì xu hướng tăng?

Chứng khoán Việt Nam năm 2022 được kỳ vọng tiếp tục duy trì xu hướng tăng? Ảnh: Nguyễn Long.

Trong Báo cáo Chiến lược thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam 2022, CTCK KB Việt Nam (KBSV) nhận định, TTCK Việt Nam đã tăng mạnh trong năm 2021, nối tiếp xu hướng tăng của năm 2020 với động lực chính đến từ mức tăng trưởng lợi nhuận cao của các doanh nghiệp niêm yết, cùng mặt bằng lãi suất thấp của nền kinh tế. Tính cho cả năm 2021, chỉ số VN-Index đã tăng 35% về điểm số, trong khi giá trị giao dịch bình quân phiên cao gấp 3,4 lần so với cùng kỳ.

Tính cho cả năm 2021, cùng với mức tăng 35% của chỉ số VN-Index, EPS bình quân trượt 12 tháng của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HSX cũng đạt mức tăng xấp xỉ 33%, kéo theo P/E thị trường tăng nhẹ từ 17,25 lên 17,4. Mức P/E này cao hơn đáng kể so với mức P/E bình quân 2 năm gần nhất (15,8 lần), nhưng vẫn thấp hơn so với mức P/E các quốc gia trong khu vực và vẫn ở mức hấp dẫn đặt trong bối cảnh vĩ mô hiện tại với mặt bằng lãi suất duy trì ở mức thấp cùng các kỳ vọng về gói kích thích kinh tế của Chính phủ và sự phục hồi của nền kinh tế hậu COVID-19.

Xu hướng tăng của TTCK Việt Nam sẽ tiếp tục được duy trì trong năm 2022, khi các điều kiện của thị trường tiếp tục được cải thiện với hai yếu tố kỳ vọng chính là dịch COVID-19 sẽ dần suy giảm khi chương trình tiêm chủng vắc xin được triển khai hiệu quả và gói kích thích kinh tế của Chính phủ, trong bối cảnh định giá của chỉ số VN-Index vẫn đang ở mức hợp lí nhờ đà tăng của thị trường được hỗ trợ bởi tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao của nhóm các doanh nghiệp niêm yết trong năm qua.

Dù vậy, mức tăng vượt trội của thị trường như trong giai đoạn 2020-2021 nhiều khả năng sẽ không lặp lại, khi mà rủi ro đã tiềm ẩn xuất hiện ở 1 số yếu tố nền tảng như rủi ro lạm phát và mặt bằng lãi suất trong nước tăng, nợ xấu ngân hàng, các NHTW trên thế giới thắt chặt chính sách tiền tệ, tốc độ tăng trưởng chậm và rủi ro vỡ nợ của Trung Quốc… Theo đó, KBSV kỳ vọng thị trường sẽ trải qua nhiều nhịp biến động mạnh tăng/giảm đan xen, đặc biệt trong giai đoạn nửa đầu năm khi các yếu tố thuận lợi/rủi ro dần định hình, với xu hướng tổng thể là tăng và hướng tới mốc điểm cân bằng của chỉ số VN-Index thời điểm cuối 2022 là 1.760 điểm, tương ứng mức P/E 17,5 lần và EPS bình quân các doanh nghiệp niêm yết tăng 15,7% so với cùng kỳ.

>>> Đầu tư cổ phiếu hàng không, đón đà cất cánh?

Diễn biến chỉ số VN-Index (Ảnh: KBSV).

Diễn biến chỉ số VN-Index (Ảnh: KBSV).

Với cơ sở dịch bệnh sẽ dần được kiểm soát và không có đợt giãn cách xã hội trên phạm vi toàn quốc diễn ra, KBSV cho rằng đà tăng trưởng trong lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết sẽ tiếp tục được duy trì sang năm 2022. Trong đó, các ngành dẫn dắt xu hướng tăng trưởng là hàng hóa tiêu dùng không thiết yếu (+25,4%) khi nhu cầu đối với mặt hàng này bật tăng trở lại giai đoạn hậu COVID-19; công nghệ thông tin (+23,9%) vốn có sự tăng trưởng cao và chương trình đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia; nhóm công nghiệp (+20,8%) khi hoạt động sản xuất phục hồi. Theo đó, KBSV dự phóng năm 2022 EPS bình quân các doanh nghiệp trên sàn HSX tăng 15,7% so với năm 2021. Rủi ro có thể khiến điều chỉnh giảm dự phóng bao gồm: rủi ro về các biến chủng mới của COVID-19; nợ xấu ngân hàng tăng mạnh; giá nguyên liệu tăng cao; và mặt bằng lãi suất tăng trở lại ảnh hưởng đến chi phí lãi vay.

Với việc động lực tăng trưởng chính của thị trường trong năm 2022 là sự phục hồi của nền kinh tế giai đoạn hậu COVID-19 với lực đỡ từ gói kích thích kinh tế của Chính phủ, KBSV cho rằng nhà đầu tư nên hướng tỷ trọng cao của danh mục trong năm 2022 đến nhóm các doanh nghiệp tăng trưởng, hưởng lợi từ bối cảnh thuận lợi của kinh tế vĩ mô như sự phục hồi trong hoạt động chi tiêu, tiêu dùng trong nước, tăng trưởng xuất khẩu, Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công, thu hút vốn FDI, và xu hướng chuyển đổi số… Trong khi đó, nhóm cổ phiếu mang tính phòng thủ được đánh giá sẽ không phải lựa chọn ưa thích của số đông.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sang năm 2022, chứng khoán liệu còn tăng nóng như 2021? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714120762 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714120762 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10