Sao cứ đổi rừng lấy thủy điện?

Diendandoanhnghiep.vn Trên thực tế, thủy điện chỉ mang lại lợi ích cho một nhóm kinh tế, nhưng khi tai họa xảy ra thì ảnh hưởng tiêu cực đến cả một cộng đồng.

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định đã quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để triển khai dự án Thủy điện Vĩnh Sơn 4 (ở xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Thạnh). Theo thông tin, dự án này sẽ được triển khai với diện tích 68,49 ha rừng được chuyển đổi.

Được biết, dự án thủy điện Vĩnh Sơn 4 sẽ có công suất 18 MW trên dòng sông Côn. Trong tổng số diện tích rừng chuyển đổi mục đích sử dụng 68,49 ha ấy có 40,12ha rừng phòng hộ (rừng tự nhiên 25,62ha, rừng trồng 14,5ha) và diện tích còn lại sẽ là rừng sản xuất (rừng tự nhiên 12,2ha, rừng trồng 16,17ha).

Tuy nhiên, việc Bình Định có quyết định chuyển đổi rừng làm thủy điện vấp phải đa số ý kiến phải đối của các chuyên gia và nhân dân. Bởi lẽ, diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam hiện nay không còn nhiều như trước (14,6 triệu ha) mà đã thay vào đó bằng hàng loạt dự án hoặc công trình thủy điện tương tự.

Ngoài ra, kể từ năm 2017, khi còn làm Thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc lúc ấy cũng đã đã ra lệnh đóng cửa rừng tự nhiên và sẽ nghiêm xử những ai vi phạm.

Sạt lở tại Thủy điện Sông Tranh 2 năm 2020.

Sạt lở tại Thủy điện Sông Tranh 2 năm 2020.

Có thể thấy rằng, việc bảo vệ rừng hiện nay đang được đặt ở mức độ cao nhất. Đặc biệt là rừng phòng hộ và rừng tự nhiên. Không chỉ có giá trị về kinh tế, môi trường, rừng còn là nơi bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ cả đời sống của nhân dân vùng hạ du.

Điểm lại những năm qua, hệ lụy mà thủy điện mang lại đối với đời sống người dân là rất lớn. Tích nước gây khô hạn, nhiễm mặn vào mùa nắng và xả lũ ngập úng, chồng lũ vào mùa mưa. Góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội cho các địa phương nhưng nhân dân lại chính là những người nhận hậu quả.

Chỉ tính riêng năm 2020, hàng loạt vụ thảm nạn sạt lở, ngập lụt đã diễn ra tại miền Trung. Hãy nhớ lại những thảm nạn Rào Trăng 3 (Thừa Thiên Huế), Nam Trà My (Quảng Nam) vùi lấp hàng chục người gây tang thương chồng chất, hay các tỉnh Bắc Trung Bộ chịu cảnh ngập úng dài ngày do thủy điện xả lũ vẫn còn ám ảnh đó.

Hãy nhìn lại, sau 40 năm đất nước được giải phóng, những cánh rừng nguyên sinh trên dãy Trường Sơn khu vực miền Trung và Tây Nguyên đã phải nhường đất cho sản xuất cùng hàng trăm dự án thủy điện. Việc đánh đổi rừng đã biến miền đất khó nghèo gồng gánh những tai ương của thảm họa lũ quét, núi lở. Đó là cái giá phải trả khi hệ sinh thái rừng bị hủy hoại bởi bàn tay con người.

Khi mà rừng phòng hộ không còn, thì lấy đâu ra việc “phòng hộ” cho nhân dân. Khi mà rừng không còn, lấy đâu ra lá phổi xanh cho đất nước. Có thủy điện thì mất rừng, vậy “rừng vàng” sẽ chỉ còn lại trong ký ức.

ff

Vùng núi Nam Trà My bị chia cắt trong trận sạt lở do thủy điện gây ra vào năm 2020.

Đừng đánh đồng rằng việc trồng những cây keo, cây cao su gia tăng diện tích rừng. Xin thưa đó không phải là rừng, không một sinh vật nào có thể sống tại những mẫu đất ấy.

Năm 2020, lúc còn ở vị trí Bộ trưởng Bộ Công Thương, ông Trần Tuấn Anh đã từng thẳng thắn cho rằng nếu như việc sử dụng thủy điện không đi kèm với kiểm soát một cách chặt chẽ, hạn chế tác động đến môi trường, chắc chắn đây sẽ là những nguy cơ lớn cho phát triển bền vững của đất nước. Ngoài ra, chưa kể đến những dị thường cũng như tính cực đoan của thời tiết trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang tác động ngày càng mạnh mẽ.

Đồng thời, ông Trần Anh Tuấn cũng đã khẳng định rằng: “Cho dù bất kỳ một dự án thủy điện ở quy mô nào nếu chỉ sử dụng 1m2 đất rừng tự nhiên cũng sẽ bị loại trừ và không bao giờ cho phép triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, những yêu cầu khi đánh giá tác động môi trường của các dự án về năng lượng nói chung, thủy điện nói riêng sẽ được nâng cấp và được tổ chức kiểm soát chặt chẽ, bài bản hơn nữa”.

Thế nhưng, chỉ sau vài tháng thì lời khẳng định đó dường như đã bị phai nhòa. Tỉnh Bình Định dường như cũng quên lời nói đó, vẫn muốn lấy thủy điện chứ không phải là giữ rừng lại cho mai sau.

Chưa ai trả lời được câu hỏi đến bao giờ rừng được hồi sinh trả lại nguyên thủy ban đầu? Mà chỉ thấy rằng, miền hạ lưu lúc nào cũng phải canh cánh nỗi lo bị nhấn chìm bởi việc “xả lũ đúng qui trình” của các thủy điện. Song song với đó, những quả “bom nước” treo trên đầu dân lành đã và đang bắt đầu kích hoạt.

Tính đến 2018, Việt Nam đã có 385 công trình thủy điện đang vận hành. Vậy việc chuyển đổi mục đích rừng, chặt phá để làm thủy điện có cấp thiết trong bối cảnh hiện nay khi bản đồ về các công trình này đã dày đặc?

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sao cứ đổi rừng lấy thủy điện? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1715000163 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1715000163 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10