Mạng xã hội chia sẻ video một nữ quản lý bật khóc khi quyết định cho nhân viên của mình nghỉ vì không cầm cự được trong mùa dịch. Chúng ta hiểu rằng họ đang “ngấm đòn” COVID-19.
Chưa bao giờ Việt Nam lại “nóng” như bây giờ. Hầu hết tất cả các hệ thống tập trung cho việc đánh giặc dịch. Cuộc chiến đấu nào cũng vậy, đều tổn thất nặng nề, đặc biệt là kinh tế. Sự ì chệ, căng thẳng và lo lắng bao phủ lên khắp các ngóc ngách của Việt Nam.
Các doanh nghiệp đang có đối tác là Trung Quốc và Hàn Quốc thực sự bị “ngấm đòn” khi không thể kết nối với các quốc gia đó. Doanh thu của công ty gần như đóng băng hoàn toàn. Nhiều doanh nghiệp oằn mình chống chọi và “thở oxy” những giây cuối cùng.
Có thể nhận định đây là một cuộc chiến khiến chúng ta tổn thất nặng nề. Mặc dù đến hôm nay Việt Nam chưa ghi nhận một ca tử vong nào khi nhiễm virus SARS - COV - 2 nhưng với hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, nhà hàng, sản xuất, thương mại, du lịch..v…v…thì đang ở mức báo động.
Chính vì vậy, video của nữ quản lý khách sạn rơi nước mắt khi phải cho nhân viên nghỉ việc chờ đến khi hết dịch đã chạm đến "trái tim" của các doanh nghiệp. Đây chính là giọt nước tràn ly cho khủng hoảng của các doanh nghiệp đang phải đối mặt với suy thoái kinh tế. Họ thực sự muốn bật tiếng khóc vì sự cố này đến quá bất ngờ, các doanh nghiệp nhỏ chưa có kinh nghiệm ứng phó đứng trên bờ vực phá sản là rất dễ xảy ra.
Có thể bạn quan tâm
07:30, 29/02/2020
15:15, 28/02/2020
11:30, 28/02/2020
11:00, 28/02/2020
09:50, 28/02/2020
05:30, 28/02/2020
Khủng hoảng này không chỉ riêng Việt Nam mà thế giới cũng không thoát khỏi vòng xoáy này. Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) đã đưa ra cảnh báo dịch cúm SARS-CoV-2 có thể khiến các hãng vận tải toàn cầu mất gần 30 tỷ USD doanh thu do nhu cầu đi lại trên toàn cầu sẽ giảm 4,7%, mức giảm chung đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính.
Bên cạnh đó Maersk, công ty vận tải container lớn nhất thế giới cũng đưa ra thông báo rằng họ đã có một khởi đầu tệ hại trong năm nay khi chỉ hoạt động khoảng 50% đến 60% công suất do các nhà máy đối tác ở Trung Quốc dừng hoạt động do dịch cúm mới gây ra. Disney (DIS) cũng cảnh báo rằng thu nhập từ các công viên của họ ở Trung Quốc có thể giảm 280 triệu USD ngay trong quý đầu năm 2020.
Nếu dịch bệnh lan rộng hơn ở châu Á, GDP thế giới sẽ giảm 400 tỉ USD năm nay, tương đương 0,5%. Nguy hiểm hơn, nếu virus lan ra khỏi phạm vi châu Á và trở thành đại dịch toàn cầu sẽ dẫn đến sự suy giảm tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ khi niềm tin của nhà đầu tư giảm liên tục. Điều này sẽ làm GDP thế giới sẽ giảm 1,1 nghìn tỉ USD, tương đương 1,3% so với dự báo hiện nay. Mức giảm 1,1 nghìn tỉ USD tương đương thế giới mất toàn bộ sản lượng hàng năm của Indonesia, nền kinh tế lớn thứ 16 thế giới.
Hàng không Việt Nam cũng chắc chắn bịa ảnh hưởng trầm trọng, tính đến ngày 26/2/2020, các hãng hàng không Việt Nam đã cắt toàn bộ chuyến bay đến Trung Quốc, cắt giảm 34% số chuyến bay đến Đài Loan (Trung Quốc), 92% số chuyến bay đến Hong Kong (Trung Quốc). Các chuyến bay đến Nhật Bản dù chưa cắt giảm, vẫn giữ 160 chuyến/tuần. Tuy nhiên, các hãng hàng không đang đánh giá tình hình và khả năng cao sẽ phải cắt giảm trong giai đoạn tới. Riêng đối với Hàn Quốc, các hãng Việt Nam cắt giảm 41% chuyến bay.
Trước những những khó khăn này, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng đề xuất, Bộ GTVT sớm báo cáo Chính phủ cho phép ban hành chính sách hỗ trợ giá dịch vụ hàng không cho các hãng như áp dụng chính sách giảm 50% giờ cất hạ cánh tàu bay và giá dịch vụ điều hành bay đi đến đối với các chuyến bay nội địa. Thời gian dự kiến từ ngày 1/3-31/5/2020 và có thể điều chỉnh tùy theo diễn biến của dịch bệnh.
Không chỉ riêng ngành hàng không mà các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, hàng hải...cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn, chịu thiệt hại nặng nề do dịch COVID-19.Ông Khúc Hữu Thanh Hải - Giám đốc taxi Đất Cảng, một thương hiệu vận tải lớn Hải Phòng chia sẻ “doanh nghiệp của chúng tôi bị ảnh hưởng nặng nề. Chúng tôi phải khẩn trương tìm các biện pháp khắc phục. Một mặt là hỗ trợ cho các lái xe bằng phần trăm lợi nhuận, mặt khác lên các phương án chiến lược để khi dịch qua đi chúng tôi phải bùng nổ để phục hồi lại kinh tế”.
Không chỉ riêng với anh Hải mà với các doanh nghiệp khác đây là một trận dịch lịch sử lần đầu tiên họ phải đổi diện. Mặc dù 16 năm trước khi dịch SARS xảy ra nhưng hậu quả của nó lại không nặng nề như thế này.
Đây là lúc mà các cơ quan chức năng, các hiệp hội, các lãnh đạo cần vào cuộc và đưa ra một giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp để vượt qua khủng hoảng này. Doanh nghiệp chính là huyết mạch của một quốc gia, nếu kéo dài thì chắc chắn sẽ “tổn thương” trầm trọng. Hãy cho doanh nghiệp một liều “kháng sinh” để vượt qua đại dịch.