YSVN cho rằng, chỉ số VN-Index có thể sẽ kiểm định lại vùng kháng cự 1.495 – 1.510 điểm trong phiên kế tiếp và thị trường có thể sẽ giảm nhẹ về cuối phiên khi dòng tiền vẫn còn suy yếu.
Nhà đầu tư có còn “mặn mà” với cổ phiếu HAG?
Thị trường ngày 15/2 đã hồi phục sau phiên biến động mạnh trong phiên ATC liền trước. Chỉ số VN-Index đóng cửa tăng 1,41% dừng tại 1.492,75 điểm trong khi HNX-Index tăng 0,67%, UPCoM-Index cùng chiều tăng 0.33%. Giá trị giao dịch khớp lệnh sụt giảm mạnh khi chỉ đạt 19.921 tỷ đồng trên cả 3 sàn.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng sau phiên giảm liền trước đã hồi phục trở lại như BID (+3,2%), STB (2,0%), TPB (1,9%), VPB (2,7%)… Tuy nhiên, nổi bật nhất là vai trò dẫn dắt của cổ phiếu Vingroup như VIC (+2,3%), VHM (+2,4%), VRE (+3%) cùng với MSN (+5,9%).
Về nhóm ngành, nhóm bất động sản có sự nổi trội hơn cả ngoài đà tăng của của cổ phiếu họ Vingroup còn có DXG (+6,6%), DIG (+6,9%).
Nhận định xu hướng thị trường trong ngắn hạn, CTCK Yuanta Việt Nam (YSVN) cho rằng, chỉ số VN-Index có thể sẽ kiểm định lại vùng kháng cự 1.495 – 1.510 điểm trong phiên kế tiếp và thị trường có thể sẽ giảm nhẹ về cuối phiên khi dòng tiền vẫn còn suy yếu.
Đồng thời, thị trường vẫn còn đang trong giai đoạn tích lũy cho nên chỉ số VN-Index có thể sẽ còn biến động giằng co quanh đường trung bình 20 phiên. Điểm tích cực là chỉ báo tâm lý ngắn hạn vẫn tiếp tục tăng cho thấy rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức thấp và chiến lược phù hợp giai đoạn này là nắm giữ hoặc tìm kiếm cơ hội theo xu hướng dòng tiền.
Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức trung tính. “Do đó, chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức 45-50% danh mục”, chuyên gia YSVN khuyến nghị.
Về kỹ thuật, CTCK MB (MBS) nhận định, chỉ số VN-Index đã lấy lại 2/3 thiệt hại trong phiên hôm qua, VN30 cũng hồi lại 1/2 so với mức giảm hôm qua với độ rộng khá tích cực. Điều còn thiếu là thanh khoản ở phiên hôm nay xuống thấp mặc dù khối ngoại mua ròng khá mạnh. Đây có thể là tín hiệu phục hồi kỹ thuật khi nhà đầu tư giảm bán hoặc tâm lý còn nghi ngờ sau phiên giảm mạnh hôm 14/2.
“Ở thời điểm hiện tại, có thể nói thị trường đang có sự biến động mạnh, phiên hôm nay và hôm qua hoàn toàn trái ngược. Vì vậy, nhà đầu tư nên hạn chế lướt sóng, bám chặt chiến lược dài hạn để tránh tác động nhiễu từ những nhịp biến động lớn”, chuyên gia MBS khuyến nghị.
SSI vay "khủng" hơn 10.000 tỷ đồng từ VietinBank
Trong khi đó, CTCK KB Việt Nam (KBSV) nhận định, với việc cho phản ứng sớm với vùng hỗ trợ gần quanh 1.45x điểm và quay lên trên đường MA50, xu hướng tăng điểm ngắn hạn kể từ đáy tháng 1 của chỉ số vẫn được bảo lưu. Mặc dù, VN-Index nhiều khả năng sẽ sớm đối mặt với áp lực rung lắc tại vùng cản gần quanh 1.500 điểm nhưng cơ hội hồi phục và hướng lên vùng cản kế tiếp tại 1.52x điểm đang có phần chiếm ưu thế. “Sau khi mua lại một phần vị thế trading, nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục quay vòng chốt lời ngắn từng phần tại các vùng cản kế tiếp của các mã mục tiêu”, chuyên gia KBSV khuyến nghị.
Theo CTCK Vietcombank (VCBS), chỉ số VN-Index vẫn đang vận động tích lũy trong biên độ hẹp (1.470 – 1.500 điểm). Theo đó, tâm lý nhà đầu đang dần trở nên ổn định hơn ngay cả trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang có những diễn biến phức tạp mới.
Tuy nhiên, thanh khoản thị trường chưa có sự cải thiện đáng kể, cho thấy nhà đầu tư vẫn chưa thực sự có niềm tin vào thị trường và lực cầu bắt đáy phiên ngày 15/2 cũng chủ yếu xuất hiện ở những cổ phiếu đang đi vào vùng quá bán theo phân tích kỹ thuật.
“Chúng tôi cho rằng áp lực chốt lời tại ngưỡng 1.500 là tương đối mạnh, và chỉ số VN-Index sẽ chưa thể xuất hiện xu hướng hồi phục vững chắc trong những phiên tới. Theo đó, nhà đầu tư vẫn có thể tiếp tục nắm giữ các cổ phiếu dẫn dắt nhưng cần sẵn sàng chốt lời trong những phiên cuối tuần nếu nhịp hồi phục suy yếu và thị trường xuất hiện tín hiệu đảo chiều quay lại xu hướng giảm”, chuyên gia VCBS khuyến nghị.
Đồng quan điểm, CTCK BSC nhận định, sau phiên giảm điểm mạnh ngày 14/2, nhà đầu tư có vẻ khá ngần ngại bước chân vào thị trường trong phiên 15/2. Thanh khoản trên thị trường suy yếu, cho nên mức tăng 20 điểm phiên thứ Ba là sự giải tỏa tâm lý nhưng chưa thể khẳng định nhịp điều chỉnh đã kết khúc.
Thị trường nghiêng về phía tích cực với 15/19 ngành tăng điểm, với mức tăng nổi bật nhất đến từ nhóm ngành bất động sản. Về giao dịch khối ngoại, khối này mua ròng trên sàn HSX và bán ròng trên sàn HNX. Trong những phiên tới, thị trường có thể sẽ giằng co trong vùng 1.470-1.485 điểm.
Có thể bạn quan tâm
14:08, 15/02/2022
04:50, 15/02/2022
04:30, 15/02/2022
11:00, 14/02/2022