SCIC đã thoái vốn tại 17 doanh nghiệp và còn 84 doanh nghiệp cần thoái vốn cuối năm nay.
>>> SCIC “vỡ kế hoạch” thoái vốn?
Trong số các doanh nghiệp trên, có nhiều doanh nghiệp mà tỷ lệ sở hữu của SCIC tại đơn vị đã về rất thấp, dưới 5%, thậm chí dưới 1% như tại BMP (0,02%); Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại (0,02%), Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ Thăng Long (3%). Do đó, số lượng và giá trị cổ phần còn lại gần như không đáng kể.
Trong khi đó, SCIC còn vốn 100% tới gần mức chi phối, kiểm soát tại rất nhiều doanh nghiệp như ở Công ty CP Phim Giải Phóng (100%); Công ty CP Giao nhận kho vận Ngoại thương (99%); Công ty CP Phát triển hạ tầng KCN Thái Nguyên (99%)... Đây cũng là những DNNN đang gặp các vướng mắc về vấn đề sắp xếp, định giá đất đai, chẳng hạn như ở Công ty CP Phát triển Hạ tầng KCN Thái Nguyên, SCIC cũng đã nỗ lực để bán nhưng không thành…
Tuy vậy, rổ hàng của SCIC dù không có các “kiện tướng” hấp dẫn như trước đây, nhưng vẫn được đánh giá có sức hút.
Theo chuyên gia tài chính Nguyễn Lê Ngọc Hoàn, một số yếu tố có thể hỗ trợ cho hoạt động cổ phần hóa, thoái vốn DNNN nói chung và SCIC nói riêng. Theo đó, mức độ tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương trên thế giới sẽ chậm lại, đồng USD mất hậu thuẫn tăng giá vượt kỳ vọng, vốn đầu tư nước ngoài sẽ hạn chế rút ròng trên mọi thị trường mà ngược lại sẽ tìm cơ hội đầu tư dài hạn. Ở trong nước, vốn ngoại vẫn quan tâm thị trường Việt Nam và cơ hội nâng hạng thị trường mới nổi sẽ hỗ trợ thị trường.
“Vấn đề của SCIC là từ nay đến cuối năm 2022 còn khá ngắn, thị trường chứng khoán cũng chưa có dấu hiệu tăng trưởng ổn định, đà tăng hiện tại mới chỉ ở ngắn hạn. P/E thị trường đã về rất rẻ nên có nhiều cổ phiếu để lựa chọn. Do đó, dòng tiền sẽ quan tâm thị trường niêm yết hơn là các món hàng chưa niêm yết, trừ phi đó là món hàng quá sáng giá”, ông Hoàn nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm