Quốc hội sẽ có chương trình giám sát hoạt động của ĐBQH chuyên trách và kiêm nhiệm trong tổ chức của Quốc hội theo đúng Luật và hướng tới chuyên nghiệp, hiện đại.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh khi tiếp xúc cử tri tại huyện Tiên Lãng, quận Kiến An, Dương Kinh, đơn vị bầu cử số 3, TP Hải Phòng, ngày 11/5.
Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Đảng đoàn Quốc hội đang xây dựng chương trình hành động để thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết số 161 ban hành tại kỳ họp lần thứ XI, Quốc hội khóa XIV để xây dựng Quốc hội trở thành cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong mọi lĩnh vực.
Trong đó, Quốc hội sẽ tiến hành cải tiến từ những kỳ họp, để làm sao nâng cao chất lượng và tiết kiệm được thời gian, còn người dân được biết những quyết sách của Quốc hội theo nguyên tắc dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng. Quốc hội sẽ tiếp tục tiến hành cải tiến hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các ủy ban, của đoàn đại biểu Quốc hội, từng đại biểu Quốc hội.
Đánh giá cao chương trình hành động của các ứng cử viên tại cuộc tiếp xúc, cử tri Trần Minh Thông ở huyện Tiên Lẵng cho rằng, Quốc hội khóa XV sẽ hoạt động trong bối cảnh đất nước có những thuận lợi, thời cơ, cũng như các thách thức khó lường.
Nhưng thời cơ, thuận lợi là rất to lớn, nhất là thế và lực của đất nước ta sau 35 năm đổi mới, đặc biệt là sự đồng thuận của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí điều hành của nhà nước, cùng những thành tựu và kinh nghiệm quý báu đã được đúc rút qua hoạt động của Quốc hội khóa XIV.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, đây vừa những thuận lợi, song cũng là áp lực lớn đòi hỏi Quốc hội khóa XV, các ủy ban, cơ quan của Quốc hội và từng đại biểu khóa mới, kể cả các vị đại biểu Quốc hội chuyên trách và đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm phải nỗ lực phấn đấu rất cao như tinh thần đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu, đó là chúng ta phải đi lên, đứng lại cũng đã là tụt hậu rồi.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Đảng đoàn Quốc hội đang xây dựng chương trình hành động để thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết số 161 ban hành tại kỳ họp lần thứ XI, Quốc hội khóa XIV để xây dựng Quốc hội trở thành cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong mọi lĩnh vực.
Trong đó, Quốc hội sẽ tiến hành cải tiến từ những kỳ họp, để làm sao nâng cao chất lượng và tiết kiệm được thời gian, còn người dân được biết những quyết sách của Quốc hội theo nguyên tắc dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng.
Quốc hội sẽ tiếp tục tiến hành cải tiến hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các ủy ban, của đoàn đại biểu Quốc hội, từng đại biểu Quốc hội.
“Đại biểu kiêm nhiệm, theo Luật Tổ chức Quốc hội 2014 và Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi năm 2020, ít nhất phải dành 1/3 thời gian cho các hoạt động của Quốc hội. Vì thế Quốc hội phải tính toán có cơ chế để các đại biểu tham gia. Chúng ta hứa rất nhiều, nói rất nhiều, nhưng trong suốt quá trình hoạt động của Quốc hội thì chỉ lo công việc ở cơ quan của mình, đến ngày thì đi họp. Thậm chí đi họp cũng không đẩy đủ. Thế làm sao mà thực hiện được lời hứa của mình. Tới đây, Đảng đoàn Quốc hội cũng đang bàn siết chặt lại kể cả hoạt động của đại biểu chuyên trách lẫn đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm trong tổ chức của Quốc hội theo đúng Luật và phải làm hướng theo cách làm chuyên nghiệp, hiện đại. Quốc hội sẽ có chương trình giám sát việc này”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói.
Vẫn theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, về nội dung này, cũng có ý kiến cho rằng, cần phải đánh giá đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm đã dành bao nhiều phần trăm thời gian cho hoạt động của Quốc hội và gửi về cơ quan đại biểu đang công tác để cộng với phần việc ở địa phương, bộ ngành, mới có đánh giá toàn diện về đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm.
Quan tâm đến vấn đề của ngành y, PGS, TS. Bùi Văn Chiến, Giám đốc Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng đề nghị, gian tới, Quốc hội tiếp tục xây dựng, bổ sung hệ thống pháp luật về lĩnh vực y tế, công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, khám chữa bệnh BHYT; tăng cường giám sát các lĩnh vực về y tế; chế độ y bác sĩ trong cơ sở y tế đặc thù, nhất là dịch COVID-19, tự chủ y tế; liên doanh liên kết xã hội hóa y tế.
Trả lời ý kiến này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, theo tinh thần nghị quyết, sắp tới đây Đảng đoàn Quốc hội sẽ tiếp tục sửa đổi, bổ sung 1 loạt thể chế, chính sách pháp luật liên quan đến lĩnh vực này. Trước mắt sẽ sửa đổi Luật Khám chữa bệnh và Luật về bảo hiểm y tế.
Thực tế, chúng ta đã bao phủ bảo hiểm y tế được 90%, nhưng mệnh giá bảo hiểm y tế còn rất thấp, danh mục chi cho bảo hiểm y tế lại rất lớn, nên mức độ chi trả còn hạn chế. Nếu tăng mức giá dịch vụ lên cho phù hợp với kinh tế thị trường thì phải tính lộ trình từng bước, đồng thời với việc tăng giá dịch vụ thì phải tăng được mức bảo hiểm.
“Vì hơn 90% bảo hiểm y tế thì phần lớn là các đối tượng chính sách và các gia đình khó khăn do nhà nước đảm bảo. Cho nên khi nâng mệnh giá bảo hiểm y tế lên thì ngân sách cũng phải chi ra và người bệnh cũng phải chi ra. Tức là nền đầu chi trả phải tăng lên, nên cái này phải theo lộ trình”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, dự kiến 5 năm tới đây, trong đầu tư chi tiêu ngân sách phải bố trí một phần tăng bảo hiểm y tế, để đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhất là trong yêu cầu về công tác phòng, chống dịch. Vừa qua Chính phủ ban hành chính sách và các địa phương bổ sung chi tiêu cho các lực lượng tuyến đầu bao gồm cả y bác sĩ, lực lượng công an, quân đội ở khu vực cách ly hay các khu vực xung yếu.
Nhấn mạnh vấn đề tự chủ của đơn vị y tế là quan trọng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, lĩnh vực y tế đưa vào tự chủ, nhưng phải khắc phục các tình trạng quá lạm dụng về công nghệ cao, tuyến dưới chuyển lên tuyến trên, dẫn đến hổng tuyến y tế cơ sở. Đưa giá dịch vụ y tế lên quá cao so với chi trả của nhân dân.
Đối với những đơn vị y tế tự chủ 100%, Nghị quyết 19 cho phép các đơn vị này hạch toán như một doanh nghiệp. Thực hiện theo cơ chế này, nhưng cần có ràng buộc trách nhiệm, đó là phải kiểm toán và công khai tình hình tài chính của đơn vị sự nghiệp hoạt động theo dạng này, nhằm khắc phục hiện tượng tiêu cực, lãng phí, tham nhũng trong liên doanh, liên kết các dịch vụ…
Bày tỏ lo lắng về dịch bệnh COVID-19 bùng phát tại nước ta những ngày vừa qua, cử tri Nguyễn Văn Thức ở quận Dương Kinh đánh giá cao những giải pháp, chính sách mà nhà nước đã áp dụng nhằm khắc phục và hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, cử tri Nguyễn Văn Thức cũng kỳ vọng Quốc hội khoá XV sẽ quan tâm, xem xét những điều kiện thụ hưởng chính sách hỗ trợ cần sát thực tế hơn.
Ghi nhận ý kiến của cử tri, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, thời gian tới sẽ cùng Chính phủ bàn bạc để khắc phục tình trạng này. Hiện nay, đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 đang có những diễn biến phức tạp, Chủ tịch Quốc hội tin tưởng, với kinh nghiệm và sức mạnh của cả hệ thống chính trị, nước ta sẽ đẩy lùi dịch bệnh, tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân để phát triển kinh tế xã hội, thực hiện mục tiêu kép.
Có thể bạn quan tâm