Đang hiển thị
Tỉnh thành khác
Năm 2019 chính sách tiền tệ được điều hành chủ động, linh hoạt, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiềm chế lạm phát dưới 4%, ổn định kinh tế vĩ mô...
Những năm gần đây, định hướng điều hành chính sách tiền tệ thường được người đứng đầu ngành Ngân hàng chỉ rõ trong chỉ thị 01 được ban hành ngay trong những ngày đầu năm. Năm nay cũng không ngoại tệ khi mà ngày 8/1/2019, Thống đốc NHNN đã ban hành Chỉ thị 01 về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2019.
Có thể bạn quan tâm
08:44, 12/02/2018
14:20, 27/11/2018
05:30, 16/10/2018
11:00, 21/07/2018
09:59, 17/11/2017
17:08, 10/01/2019
Điểm khác biệt nổi bật nhất của năm nay là chính sách tiền tệ sẽ theo đuổi mục tiêu quan trọng nhất là kiểm soát lạm phát bình quân dưới 4% và ổn định kinh tế vĩ mô. Trong khi cơ quan quản lý chỉ đặt mục tiêu “hỗ trợ tăng trưởng kinh tế”, thay vì “hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý” theo mục tiêu mà Quốc hội đề ra như mấy năm trước.
Do tập trung chủ yếu vào nhiệm vụ kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, nên năm nay, NHNN định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 13%, tín dụng tăng khoảng 14%. Đây là mức tăng thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
Để hiện thực hóa các mục tiêu nay, NHNN đã đề ra các nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể đối với các Vụ, Cục của NHNN, NHNN chi nhánh tỉnh thành phố và với hệ thống các TCTD. Trong đó với hệ thống TCTD, Thống đốc NHNN yêu cầu tăng trưởng tín dụng có hiệu quả, kiểm soát chất lượng tín dụng, kiểm soát tín dụng phù hợp với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2019 và chỉ đạo của NHNN, tập trung tín dụng vào sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; đồng thời chủ động cân đối khả năng tài chính để áp dụng mức lãi suất cho vay hợp lý trên cơ sở lãi suất huy động và mức độ rủi ro của các khoản vay, đảm bảo an toàn tài chính…
Bình luận về quan điểm này của NHNN, TS. Lê Xuân Nghĩa – nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng, việc kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng sẽ giúp cơ quan quản lý Nhà nước giảm thiểu nguy cơ khủng hoảng từ cung tiền, tăng trưởng tín dụng đã xảy ra ở Việt Nam. Do đó, các ngân hàng thương mại sẽ phải siết chặt cho vay đối với những lĩnh vực có rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán… Điều này sẽ "nắn" dòng vốn chảy vào sản xuất kinh doanh, góp phần tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn cho nền kinh tế. "Do muốn tăng tín dụng, nên các ngân hàng buộc phải tăng vốn, nếu không sẽ bị siết lại đảm bảo tổng tín dụng chỉ ở mức 14-15%", ông Nghĩa cho biết.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia khác, những yêu cầu này là một bài toán không hề dễ giải đối với các ngân hàng nhỏ khi mà hoạt động vẫn dựa nhiều vào tín dụng. Rõ ràng việc định hướng tăng trưởng tín dụng ở mức 14% sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận của các nhà băng khi mà tín dụng hiện vẫn chiếm tới 70%, thậm chí là 80% tổng nguồn thu của họ. Lợi nhuận càng bị thu hẹp khi NHNN yêu cầu các nhà băng phải kiểm soát chặt tín dụng với các lĩnh vực rủi ro vốn có biên lợi nhuận cao hơn. Trong khi lãi suất cho vay đối với SXKD lại được yêu cầu ở mức hợp lý…
Trên thực tế, ngay từ năm 2018, không ít ngân hàng đã buộc phải điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận khi tín dụng bị siết chặt lại. Đơn cử như LienVietPostBank phải giảm chỉ tiêu lợi nhuận từ 1.800 tỷ đồng xuống còn 1.200 tỷ đồng ngay khi NHNN tuyên bố sẽ không nới room tin dụng. Trong khi đó, VietinBank cũng phải giảm lợi nhuận từ 10.800 tỷ đồng xuống chỉ còn 6.700 tỷ đồng ngay trong những tuần cuối cùng của năm 2018 do nhà băng này không dám tăng tín dụng khi hệ số an toàn vốn đã giảm xuống mức tối thiểu theo quy định…
Theo Công ty chứng khoán VCBS, nhìn chung, lợi nhuận ngành ngân hàng trong năm 2019 sẽ khó có đột biến như những gì đã diễn ra trong năm 2018. Chỉ những ngân hàng quản lý tốt nợ xấu và trích lập dự phòng đầy đủ mới duy trì được mức tăng trưởng ổn định. Trong khi đó, Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cũng dự báo, lợi nhuận sau thuế của nhóm ngân hàng niêm yết tăng khoảng 13,5% trong năm 2019. Lãi cận biên (NIM) của toàn ngành trong năm 2019 được dự báo ở mức khoảng 3,2%, một số ngân hàng sẽ gặp áp lực giảm NIM do tỷ lệ cho vay/huy động (LDR) ở mức cao, như BIDV, Vietinbank và VPBank.