Smartphone và "kinh tế tri thức"

Trương Khắc Trà 15/06/2018 05:30

Chúng ta quên mất “kinh tế tri thức” và “gia tăng hàm lượng chất xám trong sản phẩm” là mục tiêu hàng đầu đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp.

Cách đây chục năm những chiếc điện thoại di động “cục gạch” của Motorola, Samsung bắt đầu xuất hiện ở nông thôn, đến những năm 2012, 2013 thị trường smartphone Việt Nam tăng trưởng thứ 2 thế giới, doanh số bán hàng lên đến 6 triệu chiếc/năm.

Toàn cảnh ngành điện tử thì Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khu vực Đông Nam Á lọt vào tốp 5 thị trường tăng trưởng mạnh nhất thế giới.  Đến nay, ngành di động Việt Nam đã có tuổi đời 1/4 thế kỷ.

Một đất nước không có thế mạnh về công nghệ bán dẫn, từng chứng kiến và đóng góp không nhỏ vào quá trình thăng trầm của Nokia, Motorola, Sony sau này là sự thịnh vượng Samsung và Apple. Nhưng 25 năm qua, người Việt chủ yếu tham gia vào quá trình “tiêu thụ”.

Ý muốn nói là một thương hiệu smartphone Việt thực thụ vẫn chưa thể nào xác định được. Từng có những cái tên như Mobistar, Bavapen, Masstell hay Asanzo nhưng đó là những sản phẩm “hàng Tàu mác Việt”.

Cái tên đáng chú ý nhất là Mobistar từng lọt vào tốp 5 thương hiệu smartphone tại thị trường Việt Nam nhưng cũng chỉ chiếm 5% thị phần, hiện nay còn lại khoảng một nửa.

Người ta có thể làm ầm lên khi nông sản Thái, Campuchia bóp nghẹt hàng nội địa, nhưng dễ dàng hài lòng với những chiếc điện thoại bóng mượt đến từ nước khác mà ít ai đặt câu hỏi.

Kinh tế tri thức là xu hướng

Kinh tế tri thức là xu hướng

Có thể bạn quan tâm

  • Lấy sáng tạo làm bệ phóng khởi nghiệp

    07:39, 24/05/2018

  • Phát triển năng lực sáng tạo cho doanh nghiệp

    04:09, 17/05/2018

  • "Bom tấn" Bphone 2: Đổi chiến lược, có đổi vận?

    16:13, 01/08/2017

  • Bphone và khởi nghiệp

    05:17, 26/07/2017

Hơn 1/4 thế kỷ qua lĩnh vực kinh tế công nghệ cao hình như chỉ là công việc của một nhóm người. Chúng ta quên mất “kinh tế tri thức” và “gia tăng hàm lượng chất xám trong sản phẩm” là mục tiêu hàng đầu đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp.

Khách hàng có thể không ăn quả dưa có giá vài ngàn đô của Nhật nhưng khó có thể bỏ qua những chiếc điện thoại thông minh đầy thẩm mỹ. Biểu hiện của nó là gì? Là thị trường cho vay tài chính bùng nổ theo nhu cầu sở hữu sản phẩm công nghệ cao khi chưa đủ chi trả.

Những “ông lớn” cho vay tài chính đang hướng đến 30 triệu khách hàng tiềm năng ở Việt Nam, quanh đi quẩn lại vẫn là xe máy, các thiết bị di động thông minh. Điều đó cho thấy việc người Việt chưa có một thương hiệu điện thoại xứng tầm là lãng phí quá lớn.

Trong khi những Samsung, Apple, Oppo… thu hàng tỷ đô từ thị trường Việt Nam thì nhiều thương hiệu nội địa chật vật tìm chổ đứng. Lạ thay, những nỗ lực từ Bkav lại nhận quá nhiều điều tiếng, đã 2 thế hệ Bphone ra đời nhưng rồi chìm nghỉm!

Có thể bạn quan tâm

  • Máy giặt “made in VietNam” bị chặn đường xuất ngoại: Cảnh báo chuyển hướng dòng vốn FDI

    06:00, 23/07/2017

  • Kỹ sư 8X chế tạo phi thuyền không gian “Made in Vietnam”

    15:39, 18/05/2017

  • Phấn đấu xây dựng thương hiệu “Made in Vietnam” trên trường quốc tế

    13:16, 08/01/2017

  • Giấc mơ ô tô “made in Vietnam”: Đừng để doanh nghiệp cô đơn

    08:33, 30/09/2016

Kinh tế tri thức biểu hiện ở đâu? Ở những mặt hàng có hàm lượng chất xám cao như điện thoại, xe cộ, máy móc… Sự hạn hẹp của những chiếc điện thoại “made in Viet Nam” cũng cho thấy khả năng sáng tạo có vấn đề.

Phải chăng người Việt kém phát minh hay không có “môi trường” để phát minh? Tôi có niềm tin vào trí tuệ Việt Nam nhưng rất băn khoăn về không gian dành cho sáng tạo.

Toyota hay Samsung thoạt đầu sản xuất những mặt hàng khác xa so với ngày nay nhưng họ không phải là những công ty tư nhân đơn thuần, họ từ lâu đã trở thành nhưng “công ty dân tộc” được hậu thuẫn bởi Chính phủ và con mắt thiện cảm từ khách hàng nội địa.

Người Nhật, người Mỹ không xem những sản phẩm lỗi là một trò hề, trái lại ở Việt Nam slogan quảng bá của CEO bị cho là “nổ” thành chủ đề châm biếm công kích! Người ta cũng bắt đầu nhận ra rằng những “cơn sốt Iphone” không phản ánh đúng thực tế!

Từ câu chuyện thương hiệu smartphone đến câu hỏi “kinh tế tri thức đang ở đâu” có chung đáp án, là khả năng sáng tạo phát minh, nền khoa học công nghệ trầm lắng trước sự phát triển như vũ bão của nhân loại.

Điều đó cũng liên quan mật thiết đến thuật ngữ “kinh tế 4.0”. Rõ ràng những quốc gia có nền tảng công nghệ bán dẫn lại tiếp tục dẫn đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Công nghệ thông tin là bàn đạp bước vào 4.0. Những nước đi sau, bài cũ học chưa thuộc giờ thêm bài mới khó hơn. Không biết “đi tắt đón đầu” là đi đường vòng hay đi với tốc độ nhanh hơn?

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Smartphone và "kinh tế tri thức"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO