Sớm ban hành Nghị định thay thế Nghị định 107/2018

YẾN NHUNG 08/06/2024 03:30

Để hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động xuất khẩu gạo, tạo môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng, cần sớm ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107/2018/NĐ-CP.

>> Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo

Theo đó, sau gần 6 năm đưa vào triển khai thực tế, Nghị định 107 2018/NĐ-CP (Nghị định 107) đã có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo. Nghị định đã khuyến khích các thương nhân mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh xuất khẩu gạo khi đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu; số lượng thương nhân tương đối ổn định khoảng 202 doanh nghiệp; năng lực kho chứa, xay, xát, sấy thóc được cải thiện rõ rệt, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của thương nhân, góp phần giải quyết cơ bản một số bất câp tồn tại trong ̣việc thu mua, tiêu thụ thóc gạo, sơ chế, chế biến sản phẩm thóc...

Tuy nhiên, theo báo cáo đánh giá của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), bên cạnh những kết quả tích cực, trong quá trình thực thi Nghị định này cũng đã bộc lộ một số vấn đề cần được sửa đổi.

Bên cạnh những kết quả tích cực, trong quá trình thực thi Nghị định 107/2018 đã bộc lộ một số vấn đề cần được sửa đổi - Ảnh minh họa: ITN

Bên cạnh những kết quả tích cực, trong quá trình thực thi Nghị định 107/2018 đã bộc lộ một số vấn đề cần được sửa đổi - Ảnh minh họa: ITN

Cụ thể, Nghị định chưa có chế tài đủ mạnh mang tính răn đe để áp dụng đối với các hành vi vi phạm chế độ báo cáo. Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 24 Nghị định 107 quy định, thương nhân thực hiện báo cáo định kỳ hàng quý, hàng năm về tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo, thực tế tồn kho.

Dù vậy, nhiều thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo chưa thực hiện nghiêm túc trách nhiệm báo cáo theo quy định như không báo cáo, báo cáo không đầy đủ nội dung theo quy định, có báo cáo nhưng không thường xuyên… Việc này đã gây rất nhiều khó khăn cho việc điều hành xuất khẩu gạo.

Hơn nữa, khoản 6 Điều 24 Nghị định 107 quy định: “Thương nhân báo cáo không đúng sự thật hoặc không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều này không được hưởng các chính sách ưu tiên quy định tại khoản Điều 16 Nghị định này cho đến khi thương nhân chấm dứt, khắc phục hành vi vi phạm".

Thực tế, trong bối cảnh mới, các thị trường thực hiện tư nhân hóa, giao dịch hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung còn rất ít, kinh phí quảng bá hình ảnh, xúc tiến thương mại lại không đáng kể, không phân biệt giữa doanh nghiệp báo cáo và doanh nghiệp không báo cáo nên quy định của Nghị định 107 khó có thể coi là "chế tài" để buộc các thương nhân phải thực hiện nghĩa vụ báo cáo. Cơ quan quản lý chỉ có thể kêu gọi, khuyến khích các thương nhân tự giác chấp hành.

Ngoài ra, theo quy định tại Nghị định 107 hiện cũng chưa có điều khoản về ủy thác xuất khẩu.

Để hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động xuất khẩu gạo, tạo môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng, nhiều ý kiến cho rằng, cần sớm ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107/2018/NĐ-CP.

Để hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động xuất khẩu gạo, nhiều ý kiến cho rằng, cần sớm ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107/2018/NĐ-CP - Ảnh minh họa: ITN

>> Có nên áp giá sàn cho xuất khẩu gạo?

Xoay quanh vấn đề này, GS.TS Võ Tòng Xuân cho rằng, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo cần thực hiện nghiêm túc các quy định tại Nghị định 107. Điều này bao gồm báo cáo định kỳ về lượng thóc, gạo tồn kho; tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo; tình hình thu mua thóc, gạo hàng hóa nhằm đảm bảo cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa; duy trì mức dự trữ lưu thông theo quy định.

“Có như vậy, cơ quan quản lý mới kịp thời điều hành ứng phó trong tình hình thị trường có nhiều biến động, hướng đến phát triển ngành lúa gạo bền vững”, GS.TS Võ Tòng Xuân nhấn mạnh.

Để đảm bảo vững chắc an ninh lương thực Quốc gia và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững, Bộ Công Thương sẽ sớm ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 107 về kinh doanh xuất khẩu nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động xuất khẩu gạo, tạo môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng và thuận lợi cho các thương nhân xuất khẩu gạo.

Tại Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cũng nhìn nhận, Nghị định 107 đã phát sinh nhiều điểm bất cập, do đó Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo và Bộ Công Thương tích cực xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 107. Sau hơn một năm thực hiện, Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 107 đang được lấy ý kiến của các thành viên Chính phủ và Bộ đang tổng hợp để hoàn thiện.

Theo Bộ trưởng, Dự thảo Nghị định sửa đổi có năm ý.

Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung quy định về chế độ báo cáo thống kê hợp đồng xuất khẩu và thực hiện hợp đồng xuất khẩu theo hướng chặt chẽ, chế tài xử lý cao, mang tính răn đe nhằm hạn chế tình trạng thương nhân chậm và không thực hiện chế độ báo cáo.

Thứ hai, sửa đổi, bổ sung quy định rõ thời gian hậu kiểm của các Sở Công Thương sau khi được nhận giấy chứng nhận xuất khẩu gạo. Như vậy, tăng trách nhiệm của địa phương với trách nhiệm kiểm tra thủ tục pháp lý, điều kiện hoạt động, đồng thời gắn kết chặt chẽ hơn giữa Sở Công Thương và Bộ.

Thứ ba, sửa đổi, bổ sung cơ chế, phương thức phối hợp cụ thể giữa bộ, ngành, địa phương và cơ quan liên quan trong tổ chức điều hành xuất khẩu, bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc hiệu quả trong thực thi chính sách.

Thứ tư, bổ sung các biện pháp phát triển thị trường, xúc tiến thương mại đối với hàng lúa gạo Việt Nam. Theo đó, ban hành chương trình phát triển hoạt động thương mại, xúc tiến thương mại riêng đối với gạo và sản phẩm chế biến từ gạo.

“Đặc biệt, xây dựng thương hiệu gạo phải là thương hiệu của Việt Nam chứ không phải thương hiệu của địa phương, càng không phải là thương hiệu của một sản phẩm cụ thể”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Thứ năm, bổ sung quy định rõ ủy thác xuất khẩu và nhận ủy thác xuất khẩu gạo, trong đó có thương nhân ủy thác và nhận ủy thác phải có giấy chứng nhận có quyền về kinh doanh xuất khẩu thì mới được thực hiện.

“Dự thảo Nghị định đang trong quá trình lấy ý kiến các cơ quan, Bộ Công Thương sẽ cố gắng trình Thủ tướng phê duyệt trong tháng này”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Có nên áp giá sàn cho xuất khẩu gạo?

    Có nên áp giá sàn cho xuất khẩu gạo?

    03:00, 05/06/2024

  • “Đáng đồng tiền bát gạo”

    “Đáng đồng tiền bát gạo”

    03:03, 01/06/2024

  • Cần tháo gỡ “nút thắt” về vốn cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo

    Cần tháo gỡ “nút thắt” về vốn cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo

    04:00, 30/04/2024

  • Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo

    Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo

    03:20, 29/04/2024

  • Giảm phát thải trong ngành lúa gạo: Những rào cản cần tháo gỡ

    Giảm phát thải trong ngành lúa gạo: Những rào cản cần tháo gỡ

    05:00, 29/04/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Sớm ban hành Nghị định thay thế Nghị định 107/2018
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO