Với chi phí đầu tư ban đầu không quá lớn, chuỗi cung ứng lạnh bằng phương pháp CoolBot đang bước đầu giải quyết có hiệu quả vấn đề sơ chế, bảo quản rau, củ, quả sau thu hoạch tại Sơn La.
>>>Đề xuất thành lập Trung tâm logistics "gỡ khó" cho nông sản Sơn La
Công nghệ CoolBot là chuỗi cung ứng có khả năng kiểm soát và duy trì nhiệt độ thích hợp với các loại hàng hóa có yêu cầu bảo quản lạnh khác nhau nhằm bảo quản và kéo dài tuổi thọ, nâng cao giá trị cho nông sản. Với chi phí đầu tư ban đầu khoảng 92 triệu đến 116 triệu đồng cho kho lạnh từ 15 đến 30 m3 sử dụng điều hòa một chiều thông thường và bộ điều khiển CoolBot kho lạnh sẽ đạt nhiệt độ thấp nhất từ 1.5 độ C thích hợp để bảo quản các loại rau, củ, quả.
Dự án “Chuỗi cung ứng lạnh có vai trò thiết yếu để nhân rộng sản xuất rau an toàn ở Sơn La” do Chính phủ Úc tài trợ. Đồng thời để hỗ trợ xây dựng chuỗi cung ứng lạnh, chuyển giao công nghệ điều chỉnh nhiệt độ lạnh cải tiến CoolBot cho một số Hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh. Chuỗi cung ứng lạnh đã và đang góp phần cung cấp rau an toàn chất lượng tốt nhất đến tay người tiêu dùng, giảm hao hụt trong quá trình bảo quản.
Bà Cầm Thị Phong, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sơn La cho biết, với kết quả ban đầu của Dự án Chuỗi cung ứng lạnh giúp các HTX nâng cao giá trị nông sản và mở rộng mô hình sản xuất tại địa phương. Qua đó, giúp người nông dân bảo quản, chế biến nông sản với chi phí nhỏ phù hợp với điều kiện sản xuất của các HTX và các hộ sản xuất trong tỉnh.
Theo ông Lưu Tùng Định, Giám đốc Hợp tác xã Nông Xanh (Mộc Châu, Sơn La), nếu như trước đây để gom được một xe đủ mặt hàng rau củ đưa về Hà Nội, HTX phải mất từ một đến 2 ngày mới gom đủ chuyến hàng. Vì vậy mà tình trạng rau củ bị héo và hỏng là điều không tránh khỏi. Có những thời điểm mà chất lượng rau củ bị ảnh hưởng từ 20 đến 25%.
Tuy nhiên, từ năm 2021 sau khi được hỗ trợ xây dựng nhà lạnh từ Dự án Chuỗi cung ứng lạnh thì tình trạng trên đã không còn nữa. Rau củ sau khi được làm lạnh tại chỗ, vận chuyển xuống Hà Nội thì nhiệt độ tương đối ổn định, giúp cho rau củ tươi hơn, khi đó tỉ lệ hao hụt ít với phần trăm rất nhỏ.
>>>Đưa nông sản, thực phẩm Việt Nam ra thị trường quốc tế
>>>Đưa nông sản Việt vào thị trường Bắc Âu
Theo đánh giá của các đơn vị liên kết, việc lựa chọn liên kết với các HTX, tổ hợp tác có đầu tư sơ chế, bảo quản lạnh sau thu hoạch sẽ đảm bảo lâu dài và bền vững.
Bà Cao Hồng Luyến, Trưởng phòng nghiên cứu và phát triển cây trồng Công ty TNHH Fresh Studio cho biết, khi tham gia vào Dự án Chuỗi cung ứng lạnh các hộ gia đình và HTX cần xác định được định hướng phát triển và có sự đầu tư hợp lý để đảm bảo được chất lượng tốt nhất cho giá trị nông sản.
Dự án Chuỗi cung ứng lạnh bằng phương pháp CoolBot đang bước đầu giải quyết có hiệu quả vấn đề sơ chế bảo quản rau củ quả sau thu hoạch tại Sơn La. Với chi phí đầu tư ban đầu không quá lớn, phù hợp với mô hình sản xuất hộ gia đình, HTX góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm tăng thu nhập cho các hộ sản xuất.
Có thể bạn quan tâm
Đề xuất thành lập Trung tâm logistics "gỡ khó" cho nông sản Sơn La
11:41, 08/04/2022
Đưa nông sản, thực phẩm Việt Nam ra thị trường quốc tế
00:57, 17/10/2022
Xuất khẩu hàng nông sản chính ngạch bằng đường sắt liên vận quốc tế
21:20, 11/10/2022
Để nông sản vào EU hết “ăn may” mùa vụ
11:00, 22/09/2022