Với vai trò là một trung tâm sản xuất thay thế, Việt Nam tiếp tục mang đến những cơ hội hấp dẫn cho các doanh nghiệp mong muốn mở rộng hoạt động kinh doanh trong khu vực.
>>>DỰ BÁO 2023: (Kỳ 4) Mở rộng không gian cho mô hình kinh tế mới
Ngân hàng Standard Chartered vừa công bố báo cáo “Gặt hái thành công tại ASEAN”, trong đó đưa ra góc nhìn kinh doanh, các cơ hội và chiến lược mà các doanh nghiệp có thể sử dụng để định hướng hoạt động kinh doanh trong bối cảnh những thay đổi đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng trong khu vực. Báo cáo chú trọng vào động lực thúc đẩy hình thức hợp tác công tư một cách hiệu quả, nhằm đẩy mạnh quá trình phục hồi và thích ứng tại ASEAN và các khu vực khác.
Theo đó, trong năm 2021, ASEAN thu hút vốn FDI lớn thứ 3 trên toàn cầu, với tổng giá trị vốn đầu tư đạt 174 tỷ USD, trở lại mức trước đại dịch. Khoảng 50% dòng vốn FDI vào ASEAN đến từ Mỹ, EU-27 và Trung Quốc. Dòng vốn FDI nội khối ASEAN đóng góp khoảng 12% vốn FDI chảy vào khu vực trong năm 2021.
Các hiệp định thương mại, như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), được kỳ vọng sẽ hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng một cách mạnh mẽ. Với việc RCEP đi vào hoạt động, 81% lãnh đạo các doanh nghiệp được khảo sát có kế hoạch gia tăng đầu tư vào ASEAN trong 3 – 5 năm tới. 93% trong số đó kỳ vọng sẽ đạt được mức tăng trưởng doanh thu tích cực từ các hoạt động kinh doanh tại ASEAN.
Theo báo cáo của Standard Chartered, 58% lãnh đạo các doanh nghiệp đã có kế hoạch mở rộng hoạt động bán hàng tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại hoặc trong tương lai
Ông Benjamin Hung, Tổng Giám đốc khu vực châu Á, Ngân hàng Standard Chartered, chia sẻ, ASEAN là một khu vực tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm được dự báo ở mức 4%, đạt 4.500 tỷ USD vào năm 2030.
“Trong bối cảnh những diễn biến phức tạp xảy ra trên toàn cầu, chúng tôi nhận thấy những xu hướng mang tính cấu trúc đang mang đến rất nhiều cơ hội tại ASEAN. Trong khu vực, sự kết nối trong dòng chảy vốn và thương mại ngày càng gia tăng, số hóa được ứng dụng mạnh mẽ, cùng với đó là quá trình chuyển đổi theo hướng xanh hóa. Các doanh nghiệp cần hành động một cách quyết liệt để nắm bắt các cơ hội mà ASEAN mang lại”, ông Benjamin Hung nhấn mạnh.
Đáng lưu ý, Báo cáo của Standard Chartered chỉ ra rằng các doanh nghiệp có cái nhìn tích cực đối với hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, trong đó, 58% doanh nghiệp đã có kế hoạch tăng cường hoạt động bán hàng tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai.
Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ và trở thành một quốc gia năng động, cạnh tranh về mặt chi phí. Việt Nam đã thu hút nhiều sự chú ý với vị thế là một trung tâm sản xuất thay thế khi các doanh nghiêp áp dụng chiến lược đa dạng hóa Trung Quốc + 1.
Với 3 kế hoạch chiến lược mang tầm quốc gia bao gồm, chính sách phát triển công nghiệp quốc gia; Kế hoạch chuyển đổi số và Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, Việt Nam có một kế hoạch dài hạn để số hóa hoạt động sản xuất và chuỗi cung ứng. Ví dụ, Việt Nam đang phát triển các nhà máy thông minh để gia tăng hiệu quả và tính cạnh tranh, cùng với đó, thúc đẩy các lĩnh vực ưu tiên và tăng trưởng xanh.
Bà Michele Wee, Tổng Giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, chia sẻ: “Việt Nam có một triển vọng tươi sáng trong trung hạn, nhờ cơ cấu dân số thuận lợi, nền tảng trong nước ngày càng được cải thiện và quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Với vị thế ngày càng gia tăng trong hoạt động thương mại quốc tế và chuỗi cung ứng toàn cầu, cùng với vai trò là một trung tâm sản xuất thay thế, Việt Nam tiếp tục mang đến những cơ hội hấp dẫn cho các doanh nghiệp mong muốn mở rộng hoạt động kinh doanh trong khu vực.”
>>>DỰ BÁO 2023: (Kỳ 3) Kinh tế xanh – động lực thu hút đầu tư
>>>DỰ BÁO 2023: (Kỳ 2) Đối sách cho tương lai nền kinh tế
Báo cáo cũng chỉ ra, lãnh đạo các doanh nghiệp nhận thấy sự cần thiết phải ưu tiên đầu tư khi mong muốn nắm bắt các cơ hội một cách nhanh chóng và đảm bảo tăng trưởng bền vững. Báo cáo đưa ra cơ cấu “THRIVE”, đại diện cho 6 trụ cột tăng trưởng mà các doanh nghiệp đang theo đuổi để phát triển tại ASEAN gồm nguồn nhân lực, công nghệ cao, pháp lý, hạ tầng, chuỗi giá trị, môi trường.
Để vượt qua những hậu quả do đại dịch gây ra, những sự dịch chuyển do căng thẳng địa chính trị gia tăng và sự cạnh tranh ngày càng cao về nguồn nhân lực, báo cáo chỉ ra 2 khía cạnh cần chú ý và ưu tiên đầu tư trong 3 năm tới.
Lãnh đạo các doanh nghiệp cũng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ các cam kết giảm phát thải các-bon về 0 để hỗ trợ tăng trưởng trong dài hạn. 52% các lãnh đạo trả lời khảo sát có kế hoạch đầu tư vào các sáng kiến phát triển bền vững trong 3 năm tới.
Hiện thực hóa tiềm năng của ASEAN yêu cầu sự hợp tác chủ động giữa lĩnh vực nhà nước và tư nhân để mang đến sự cộng hưởng và phá bỏ đi các rào cản.
Báo cáo chỉ ra 3 lĩnh vực chính mà tại đây cần tăng cường hợp tác trong 2 đến 3 năm tới để đạt được các bước tiến, bao gồm 65% cho biết sẽ tham gia vào nhiều thỏa thuận hợp tác hơn nữa để khai thác tiềm năng trong chuỗi giá trị; 60% cho biết có nhiều việc cần phải làm để nâng cao tay nghề và nuôi dưỡng nguồn nhân lực; 55% mong muốn hình thức hợp tác công tư PPP chú ý vào phát triển các giải pháp hạ tầng một các chủ động hơn để giải quyết các rào cản mang tính hệ thống.
Bà Heidi Toribio, Đồng Giám đốc khối khách hàng doanh nghiệp và các định chế tài chính, Ngân hàng Standard Chartered, chia sẻ: “Các doanh nghiệp có quy mô khu vực và toàn cầu đang ngày càng đồng bộ hóa mô hình kinh doanh và áp dụng các tiêu chuẩn phát triển bền vững để đảm bảo công tác vận hành trong tương lai”.
Có thể bạn quan tâm
18:00, 25/11/2022
04:00, 25/11/2022
14:15, 25/11/2022
00:00, 11/08/2022