Hai đồng sáng lập thương hiệu Bánh mỳ Má Hải quyết định offer 5 tỷ cho 36% với sự đồng hành của Shark Louis, Shark Liên và Shark Linh.
>>Startup Hộp Háo Hức lên Shark Tank Việt gọi vốn 8 tỷ cho 10% cổ phần
Tham gia Shark Tank Việt Nam mua này, Hồ Đức Hải và Đồng Văn Minh Nhật, hai đồng sáng lập thương hiệu Bánh mỳ Má Hải gọi vốn 5 tỷ đồng cho 10% cổ phần, định giá công ty pre-money 45 tỷ đồng.
Bánh mì Má Hải có giá trung bình 20.000 đồng, được giới thiệu là sự kết hợp giữa vỏ bánh mì giòn giòn, chả cá dai dai kết hợp nước sốt tứ vị mặn - ngọt - chua - cay, sự thanh thanh của dưa leo và một chút the the của rau răm.
Hồ Đức Hải bắt đầu khởi nghiệp với xe đẩy bánh mì chả cá vỉa hè từ năm 2013 khi còn là sinh viên trường Đại học Kinh tế TP.HCM với số vốn 3 triệu đồng, tới 2016 mở được 40 điểm bán tại TP.HCM và tạo ra hàng trăm việc làm cho các bạn sinh viên. Năm 2018, Bánh mì Má Hải tiến hành nhượng quyền, và tới thời điểm hiện tại, startup này đã mở được gần 400 điểm bán tại các tỉnh thành ở Việt Nam.
"Sự phát triển của chúng tôi sẽ góp phần nâng tầm bánh mì Việt trên thị trường quốc tế. Hơn hết, mô hình kinh doanh nhượng quyền của chúng tôi đã giúp hàng trăm hộ gia đình kiếm thêm thu nhập của mình đặc biệt là trong thời điểm hậu Covid đầy khó khăn."
Minh Nhựt mạnh dạn đặt câu hỏi cho các Shark rằng nếu có một người bạn ngoại quốc hoặc đối tác nước ngoài đến Việt Nam và nhờ giới thiệu một món bánh mì Việt cho họ, các Shark sẽ giới thiệu thương hiệu nào? Shark Louis không suy nghĩ nói ngay Bánh mì Huỳnh Hoa. Nhưng Minh Nhựt đã tự tin cho rằng 2 năm tiếp theo các Shark sẽ nói là Bánh mì Má Hải.
"Sự phát triển của chúng tôi sẽ góp phần nâng tầm bánh mì Việt trên thị trường quốc tế. Hơn hết, mô hình kinh doanh nhượng quyền của chúng tôi đã giúp hàng trăm hộ gia đình kiếm thêm thu nhập của mình đặc biệt là trong thời điểm hậu Covid đầy khó khăn", Nhựt nhận định.
Về bức tranh doanh thu, năm 2020, Bánh Mì Má Hải đạt 2 triệu USD. Năm 2021 bị ảnh hưởng của dịch bệnh nên báo lỗ. Hiện tại - năm 2022, doanh thu của startup này là 150.000 USD/ tháng (khoảng 3,5 tỷ đồng). Với tốc độ hiện tại, ttartup cho rằng đến những tháng cuối năm, doanh thu mỗi tháng sẽ đạt khoảng 200 - 250.000 USD (khoảng 4,7 - 5,8 tỷ đồng). Hiện tại lợi nhuận trên doanh thu của startup là 9%.
Về hình thức nhượng quyền, Bánh Mì Má Hải cung cấp trọn gói cho một chiếc xe bán bánh mì cùng với thương hiệu của mình là hơn 7,5 triệu đồng, sau đó cung cấp thêm nguyên liệu, nước sốt, bao bì. Các xe đẩy được nhượng quyền ở các tỉnh thành, các xã phường, khi ký hợp đồng nhượng quyền sẽ có những tiêu chuẩn gợi ý cho đối tác để lựa chọn tìm kiếm các sản phẩm bánh mì tại địa phương phù hợp với tiêu chuẩn của Bánh Mì Má Hải.
Startup nêu 3 lý do thuyết phục Shark Liên đầu tư cho mình. Thứ nhất là mô hình có thể tích hợp với hệ sinh thái của Shark Liên. Sắp tới BMMH sẽ phát triển được 1.000 điểm lưu động và Startup đặt giả thuyết rằng chuyện gì sẽ xảy ra nếu tất cả các chủ nhượng quyền đó sẽ là những đại lý phân phối bảo hiểm của Shark Liên.
Thứ 2, "Ngoại phải đầu tư cho Má", Nhựt cười. BMMH luôn hướng tới khát vọng muốn tạo ra mô hình giúp cho những người kiếm thêm thu nhập của mình bởi vì sau khủng hoảng Covid mọi thứ trở nên rất khó khăn.
Thứ 3, Nhựt thú nhận chính bản thân anh cũng là một thành viên của cộng đồng LGBT. Anh đã chứng kiến cộng đồng LGBT rất khó khăn, phải làm đủ nghề và không được sự đánh giá cao của xã hội. Anh đã đủ lực giúp họ và cần sự đồng hành của Shark để cho họ có thể có những chương trình an sinh và tái lập nghiệp. "Giá trị em hướng đến phù hợp với màu sắc của Shark", Nhựt nói.
>>Startup FuniMart ra về tay trắng tại Shark Tank Việt Nam mùa 5
>>Startup HANZ gọi vốn 100.000 USD lấy 1,5% cổ phần tại Shark Tank Việt Nam
Sau chia sẻ của nhà sáng lập, Shark Liên phải gật gù khen ngợi Minh Nhật hoạt ngôn. Còn Shark Hưng đồng tình cho rằng những người như Minh Nhật rất duyên và đạt được thành công trong lĩnh vực của mình.
Tuy nhiên Shark Hưng lại thắc mắc về những khó khăn mà Minh Nhật phải đối mặt. Anh chia sẻ thêm: "Cuộc sống của những người LGBT hay gặp bất hạnh vì không được công nhận. Họ phải thể hiện giá trị của bản thân với gia đình, bạn bè, xã hội". Minh Nhật đã từng có cơ hội làm việc ở công ty đa quốc gia nhưng từ bỏ và chọn đi khởi nghiệp và bị gia đình phản đối. Điều này đã chạm đến tự ái của mình và đó cũng là động lực để Minh Nhật đạt được điều mong muốn.
Shark Louis, vị cá mập mới quay lại Shark Tank mùa này đặt câu hỏi rằng có nhiều startup khởi nghiệp lên Shark Tank, rồi các Shark đồng ý đầu tư vào, đến khâu thẩm định thì những con số mà họ nói trên chương trình không chứng minh được vì không có kiểm toán, thiếu số này thiếu số kia. Cuối cùng doanh số lợi nhuận không có như mình mong muốn rồi các Shark phải rút ra. "Nhiều lúc các Shark vẫn tiếp tục đầu tư vì họ sợ mất uy tín. Đó là lý do nhiều người đặt câu hỏi là ủa tại sao cái ông Shark này có thật lòng đầu tư không? Thì câu hỏi là những cái số các bạn đưa ra bây giờ là 2020 và 2021 và lợi nhuận và những cái cửa hàng nó có thật lòng, chính xác không?"
Shark Hưng là người ra quyết định đầu tiên. Ông cho rằng với cái tầm gần vài trăm cửa hàng như thế này và cố gắng làm cho nó thật tốt lên, đồng nhất về chất lượng thì Startup đã đủ ổn rồi. Khi mà có người khác vào, có nhiều tiền lên có thể là vấn đề. "Bạn ít tiền có khi không hỏng đâu, bạn có nhiều tiền có khi nó lại hỏng cho nên tôi không muốn làm các bạn hỏng. Tôi không đầu tư", Shark Hưng quyết định.
Shark Bình là người tiếp theo từ chối. "Tôi là tuýp nhà đầu tư rủi ro cao, lợi nhuận cao. Tôi thích những mô hình tăng trưởng đột phá, không đúng khẩu vị của tôi, nên tôi sẽ không đầu tư".
Shark Linh rất thích startup này vì 2 lý do. Một là 2 nhà sáng lập trông rất tươi, tràn đầy năng lượng và 2 là thích mô hình kinh doanh. Shark Linh nói: "Bên chị đang muốn đào tạo về chủ đề tập trung vào kinh doanh. Thế nào để mình dạy cho một bạn kinh doanh, họ phải tự thực hành tại vì học lý thuyết không thì sẽ không biết được cái sự 'đau khổ' đó. Với mô hình này, chị biết là mình phải cần thời gian, mình không thể chạy nhanh bằng một công ty công nghệ. Với số năm vận hành như vậy thì chị đánh giá là khá tốt, nghĩa là các bạn đã trải qua khá nhiều cái vấn đề khác nhau, mình đã giải quyết được và chúng ta có thể là làm việc chung để có thể mở rộng thị trường, đồng thời cũng giúp các bạn trẻ hoặc các bạn đang muốn học về kinh doanh". Shark Linh đưa ra đề nghị 5 tỷ cho 35% cổ phần.
Shark Louis khá thích thú với Startup này, ông trao đổi nhỏ với Shark Liên, sau đó đưa ra quyết định rằng giá trị cái định giá doanh nghiệp về mảng nhượng quyền tương đối cao so với thị trường và ông sẵn sàng trả nhưng ngược lại, Starup phải chiết khấu một chút cho sự đóng góp của các Shark tham gia vào. Shark Louis đề nghị ông và Shark Liên, Shark Linh sẽ đầu tư với mức 5 tỷ cho 36% cổ phần.
Sau khi hội ý, Startup lần lượt đưa ra mức deal 5 tỷ cho 30% và 7,5 tỷ cho 36% cổ phần nhưng 3 Shark không đồng ý.
Cuối cùng Startup quyết định đồng ý với offer 5 tỷ cho 36% với sự đồng hành của Shark Louis, Shark Liên và Shark Linh.
Có thể bạn quan tâm