Genetica là đối tác uy tín trong lĩnh vực y tế và dịch vụ, dự kiến vào năm 2021 sẽ tăng trưởng gấp 10 lần lượng người dùng và trở thành công ty tăng trưởng nhanh nhất tại Đông Nam Á.
Theo BBC Research năm 2020, tình trạng thiếu vắng công nghệ giải mã gen chuyên biệt cho chủng người châu Á dẫn đến hạn chế dữ liệu gen của người châu Á. Dự báo cho rằng, ngay cả đến 5 năm sau, dữ liệu gen châu Á chỉ chiếm tầm 14% trong dữ liệu chung (còn lại 80% là gen người da trắng).
Genetica được sáng lập bởi cựu du học sinh Việt hiện sinh sống tại Mỹ. Trong đó, ông Cao Anh Tuấn giữ vai trò CTO, phụ trách xây dựng công nghệ máy học độc quyền cho công ty. Ông Cao Anh Tuấn lấy bằng Tiến sĩ về khoa học máy tính của Đại học Cornell (Mỹ). Sau đó, ông chính thức làm việc cho Google, ở bộ phận ứng dụng AI.
Với vòng gọi vốn này được hoàn tất trong 30 ngày với những cái tên Dave Strohm, Craig Sherman, Guy Miasnik. Genetica cũng vừa cho ra mắt dịch vụ giải mã gen tìm hiểu nguy cơ di truyền nhiễm virus để tìm một hướng đi lâu dài hơn trong cuộc chiến chống lại các bệnh truyền nhiễm, trong đó có Covid-19.
Genetica là công ty công nghệ của Việt kiều Mỹ, chuyên về giải mã gen có trụ sở đặt tại San Francisco (Mỹ), sáng lập và dẫn dắt bởi ông Cao Anh Tuấn. Một trong những lý do chính giúp công ty nhanh chóng thuyết phục được các nhà đầu tư, là nắm trong tay công nghệ lõi chuyên biệt về giải mã gen dành riêng cho người châu Á. Phòng thí nghiệm của Genetica đang sở hữu chứng chỉ CLIA, CAP, với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt bậc nhất tại Mỹ cho các phòng thí nghiệm về xét nghiệm gen. Kết quả báo cáo được thẩm định bởi đội ngũ khoa học thuộc các trường đại học hàng đầu như Harvard, Stanford, California San Francisco, Cornell.
Tại Việt Nam, sau hơn một năm hoạt động của Genetica là phân tích gen, đặc biệt ở trẻ em, nhằm dự đoán các sở trường, tính cách, và bệnh tiềm ẩn... Công ty cho biết, đang là đối tác của các công ty bảo hiểm, ngân hàng, phòng khám.
Yếu tố quan trọng giúp công ty thuyết phục các nhà đầu tư là việc nắm trong tay công nghệ lõi chuyên biệt về giải mã gen dành riêng cho người châu Á. Theo báo cáo của BBC Research năm 2020, tình trạng thiếu vắng công nghệ giải mã gen chuyên biệt cho chủng người Châu Á dẫn đến hạn chế dữ liệu gen của chủng người này. Dự báo cho rằng, ngay cả đến 5 năm sau, dữ liệu gen Châu Á chỉ chiếm tầm 14% trong dữ liệu chung (còn lại 80% là gen người da trắng).
Có thể bạn quan tâm