STB: Thanh lý tài sản đảm bảo làm tăng giá cổ phiếu

LÊ MỸ 10/06/2024 04:05

NHTMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HoSE: STB) đã và đang tích cực xử lý tài sản tồn đọng, đẩy nhanh thanh lý tài sản đảm bảo...

>>>Tìm cổ phiếu ngân hàng tiềm năng theo mô hình phân tích CAMEL

Theo đó, giá trị cộng thêm cho kỳ vọng giá cổ phiếu tương lai được đặt vào câu chuyện thu hồi nợ tồn đọng + bán hơn 32% cổ phần STB.

Chứng khoán ACBS mới đây đã hạ giá mục tiêu STB xuống 36.200 đồng/cp do lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của STB kém hơn kỳ vọng nhưng duy trì khuyến nghị MUA.

Đấu giá 32,5%

Đấu giá 32,5% cổ phần STB dự kiến sẽ hạch toán khoản thu hồi nợ lớn cho ngân hàng. (Ảnh minh họa: Sacombank)

Giá mục tiêu này tương ứng với P/E và P/B dự phóng 12 tháng lần lượt là 5,6 lần và 1,1 lần. Tuy nhiên, giá mục tiêu trên chưa bao gồm lợi nhuận tiềm năng từ việc thanh lý tài sản đảm bảo là lô 32,5% cổ phần STB.

Đây là lô cổ phiếu liên quan đến ông Trầm Bê, được đảm bảo cho khoản nợ xấu tại VAMC. Với lô cổ phiếu này, Sacombank đã trình phương án lên Ngân hàng Nhà nước để được chủ động xử lý theo hình thức bán đấu giá.

ACBS ước tính trong trường hợp ngân hàng đấu giá thành công, định giá cổ phiếu STB có thể tăng thêm 11.000 đồng/cp, với giả định ngân hàng thu hồi đủ gốc và lãi của khoản nợ đảm bảo bằng số cổ phần STB nêu trên.

>>>Sacombank, Visa và 3 ví điện tử hàng đầu kết nối thanh toán QR code

Trước đó khá lâu, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên (ĐHĐCĐ) năm 2021 của Sacombank, ông Dương Công Minh - Chủ tịch HĐQT Sacombank cho biết, khoản nợ xấu tại VAMC liên quan đến ông Trầm Bê trị giá khoảng 10.000 tỷ đồng. Đồng thời, tại thời điểm đó, theo ông Dương Công Minh, Sacombank đề xuất giá đấu giá khoảng 33.000 - 34.000 đồng/cổ phiếu STB để thu đủ vốn, lãi, lãi phạt. Lô cổ phiếu này và kế hoạch đấu giá cũng đã mang đến hiệu ứng giá cổ phiếu STB trong nhiều thời điểm khác nhau kể từ đó đến nay.

Dựa trên mức định giá của các thương vụ mua bán cổ phần ngân hàng tại Việt Nam trong những năm gần đây rơi vào khoảng 1,6 – 3,1 lần BVPS, ACBS cho rằng STB sẽ thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi của khoản nợ này, với giả định giá trị thanh lý tối thiểu bằng 1,6 lần BVPS (ước tính sẽ tăng từ 26.100 đồng/cp lên 37.000 đồng/cp sau khi thu hồi nợ), tương ứng với giá thanh lý 60.000 đồng/cp.

Đáng chú ý, theo bà Nguyễn Đức Thạch Diễm - Tổng Giám đốc Sacombank, tính đến cuối năm 2023, ngân hàng đã trích lập dự phòng 100% đối với dư nợ gốc của khoản nợ xấu trên, cũng như đã thoái hoàn toàn lãi dự thu từ cuối quý II/2022. Do đó, Sacombank có cơ sở được hoàn nhập dự phòng và hoàn nhập lãi dự thu ngoại bảng khi thanh lý tài sản đảm bảo là số cổ phiếu STB trên để thu hồi nợ.

Về kết quả kinh doanh, quý I/2024 của Sacombank ghi nhận phục hồi chậm do các khoản tiền gửi lãi suất cao chưa đáo hạn hoàn toàn. Yếu tố làm ảnh hưởng đến biên lãi ròng - NIM với ước tính đạt 3,85% là lãi suất tiền gửi cao của giai đoạn trước chưa đến lúc đáo hạn còn cao (ảnh hưởng hòa chi phí vốn rẻ). ACBS dự báo NIM cả năm 2024 của Sacombank chỉ tương đương so với quý I/2024 do lãi suất cho vay cũng đang giảm mạnh và nhu cầu tín dụng chưa phục hồi mạnh mẽ. Tuy nhiên lưu ý rằng 3,85% là mức cao so với bình quân hệ thống ước 3,45-3,6% trong quý I/2024.

Chứng khoán VCBS lạc quan hơn khi nhận định với lãi suất tiền gửi giảm về mức thấp kỷ lục trong năm nay, cân đối với tỷ lệ CASA cải thiện, NIM biên lãi ròng của Sacombank trong năm nay có thể duy trì mức 4%. Quy mô tài sản sinh lời tăng nhanh, tín dụng kỳ vọng hồi phục tốt trong 2024 với tăng trưởng tín dụng năm 2024 dự kiến đạt 13% cũng sẽ có tác động tích cực đến thu nhập lãi thuần và lợi nhuận của STB.

Các CTCK nhìn chung lưu ý trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu thông thường tăng của Sacombank tăng so với cùng kỳ, do rủi ro nợ xấu tiềm ẩn vẫn còn lớn, tuy nhiên, STB không còn phải trích lập dự phòng đối với trái phiếu VAMC như trong năm ngoái nên đây là yếu tố tích cực.

Cùng với đó, việc tích cực xử lý tài sản tồn đọng trong đó khoản xử lý nợ KCN Phong Phú trị giá lớn, dự kiến sẽ mang về thu nhập ở cả 2024-2025 cho Scombank, ước tính tương 3.174 tỷ đồng/năm và cộng với lãi trả chậm.

Tuy nhiên, lưu ý rằng cả 2 động lực lớn đối với giá cổ phiếu STB đều có tính thời điểm, chưa kể có rủi ro nếu trì hoãn xử lý (việc xử lý phụ thuộc vào tiến độ và cả sự phục hồi thị trường bất động sản).

Theo nhận định, khả năng thực bán đấu giá lô cổ phiếu trị giá lớn, có thể cần tìm nhà đầu tư tổ chức phù hợp; lẫn đấu giá thu hồi khoản nợ KCN Phong Phú, có thể sẽ diễn ra vào cuối 2024 - đầu 2025 hoặc muộn hơn. Do đó, với việc ghi nhận lợi nhuận bất thường dù là chất xúc tác cho cổ phiếu STB thời gian tới, nhà đầu tư vẫn cần tính toán đón đúng thời điểm.

Trên thị trường chứng khoán phiên 7/6, cổ phiếu STB chốt tại 30.750đ/cp. Trong tuần trước, STB cũng ghi nhận phiên bùng nổ thanh khoản ngày 3/6 với hơn 28 triệu đơn vị cổ phiếu được khớp lệnh, đưa STB tăng kịch trần +6,82% lên 29.750 đồng/cp. Giá trị giao dịch trên 868 tỷ đồng.   

Có thể bạn quan tâm

  • Việt Nam sẽ tiếp tục bớt áp lực tỷ giá

    Việt Nam sẽ tiếp tục bớt áp lực tỷ giá

    13:32, 09/06/2024

  • “Chắt lọc” cổ phiếu

    “Chắt lọc” cổ phiếu

    02:23, 09/06/2024

  • Tìm cổ phiếu ngân hàng tiềm năng theo mô hình phân tích CAMEL

    Tìm cổ phiếu ngân hàng tiềm năng theo mô hình phân tích CAMEL

    04:00, 28/05/2024

  • Đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng nào nhận cổ tức cao?

    Đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng nào nhận cổ tức cao?

    05:23, 08/05/2024

  • Dư địa tín dụng tiếp sức cho cổ phiếu ngân hàng

    Dư địa tín dụng tiếp sức cho cổ phiếu ngân hàng

    13:20, 10/04/2024

  • Xử lý nợ xấu có thể kéo dài hơn

    Xử lý nợ xấu có thể kéo dài hơn

    11:53, 09/06/2024

  • Ngân hàng: Nợ xấu gia tăng, áp lực dự phòng lớn

    Ngân hàng: Nợ xấu gia tăng, áp lực dự phòng lớn

    05:01, 22/05/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
STB: Thanh lý tài sản đảm bảo làm tăng giá cổ phiếu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO