Sự thay đổi cấu trúc ngành sữa năm 2021

ANH DUY 02/02/2021 02:30

Diễn biến thực tế trên thị trường cho thấy, ngành sữa đang thay đổi cấu trúc. Các công ty lớn tiếp tục giành thêm thị phần, các đối thủ mới tiếp tục lộ diện, song không nhiều có khả năng “chạy bền”.

Những diễn biến thực tế trên thị trường cho thấy, ngành sữa đang thay đổi cấu trúc. Theo đó, thị trường trong nước cũng chứng kiến cạnh tranh ngày càng gay gắt khi có thêm nhiều đối thủ gia nhập thị trường.

 các công ty lớn tiếp tục lấy thêm thị phần trong thời kỳ dịch bệnh.

Các công ty lớn như Vinamilk tiếp tục lấy thêm thị phần trong thời kỳ dịch bệnh.

Cạnh tranh gay gắt

Đơn cử như mới đây Tập đoàn Masan ra mắt sữa ngũ cốc ca cao lúa mạch với thương hiệu B’fast. Trong khi đó, Vitadairy có vẻ đang phát triển nhanh trong phân khúc khúc sữa bột với sản phẩm sữa non. Nutifood cũng vừa giới thiệu trang trại bò sữa NutiMilk sau 2 năm tiếp quản từ Hoàng Anh Gia Lai. 

Đặc biệt, một trong những xu hướng chính trên thị trường sữa đã được thể hiện từ trong năm 2020 là các công ty lớn tiếp tục lấy thêm thị phần, đặc biệt Vinamilk. Từ kết quả doanh thu khả quan hơn toàn ngành vào năm 2020, SSI Research cho rằng VNM có thể đã giành thêm thị phần trong thời kỳ dịch bệnh.

Đặc biệt, dự báo, ngành sữa sẽ tăng trưởng 1 chữ số trong năm 2021 và cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Một chuyên gia trong ngành sữa cho rằng, trong những tên tuổi trên thị trường hiện nay, chưa có ai thực sự tạo ra sân chơi mới hấp dẫn hơn từ việc đáp ứng những nhu cầu mỗi ngày một khác biệt của người tiêu dùng thế hệ mới. Các doanh nghiệp trong ngành vẫn chủ yếu xoay quanh sản phẩm sữa tươi và sữa nước từ bò sữa đựng trọng hộp giấy. Trong khi người tiêu dùng đang tự chế các loại sữa được làm từ hạt, từ dầu, không có chất béo động vật và thực vật, phù hợp với lối sống mới thuận tự nhiên...

“Muốn điều khiển cuộc chơi, cần định nghĩa lại nhu cầu của thế hệ tiêu dùng cũ và tạo ra thế hệ tiêu dùng mới. Rất nhiều xu hướng tiêu dùng mới sẽ xuất hiện, tạo cơ hội cho các tay chơi mới, nếu họ nhìn ra được những cơ hội mới này trước người khác và dám đầu tư vốn, nguồn nhân lực để theo đến cùng cho tới lúc thành công”, vị chuyên gia này nói.

Do đó, nhà đầu tư ngày càng quan tâm đến ESG (môi trường, xã hội, quản trị) khi đầu tưu vào các công ty sữa. Do đó, các công ty sữa đã bắt đầu đa dạng hóa sản phẩm, ví dụ như chuyển sang đồ uống có nguồn gốc thực vật.

Đặc biệt, các chuyên gia cho rằng, kênh thương mại hiện đại dự kiến tiếp tục vượt xa kênh thương mại truyền thống về tốc độ tăng trưởng. Hiện nay, kênh thương mại hiện đại chỉ chiếm 10 - 15% doanh thu của doanh nghiệp sữa Việt Nam. Theo Kantar Worldpanel, sữa là một trong những sản phẩm được mua online tăng mạnh nhất trong thời kỳ dịch bệnh. Nhận thức được xu hướng này, doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực đẩy mạnh độ phủ sóng trên kênh thương mại hiện đại.

Tập đoàn Masan ra mắt sữa ngũ cốc ca cao lúa mạch với thương hiệu B’fast.

Mới đây, Tập đoàn Masan ra mắt sữa ngũ cốc ca cao lúa mạch với thương hiệu B’fast.

Tuy nhiên, kênh này sẽ có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn kênh truyền thống, do có sự cạnh tranh khốc liệt của nhiều nhãn hàng. Đặc biệt, xu hướng mua bán - sáp nhập trong ngành sữa vẫn có thể xảy ra, vì hầu hết “tân binh” trên thị trường sữa đều “sống chung” với thua lỗ và khó có tiềm lực chạy đua đường dài, khẳng định vị thế tên tuổi trên thị trường.

Áp lực từ thương hiệu nước ngoài

Mặc dù các thương hiệu trong nước thống lĩnh thị trường, nhưng áp lực cạnh tranh từ các thương hiệu nước ngoài vẫn hiện hữu. Hơn nữa, EVFTA sẽ loại bỏ các mức thuế 5 - 20% đối với sản phẩm sữa châu Âu trong vòng 3 - 5 năm tới, mở đường cho sữa từ châu Âu vào Việt Nam.

Vì vậy, xuất khẩu sẽ trở thành kênh quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng, trong đó, Trung Quốc là một trong những thị trường trọng điểm. Hiện tất cả các nhà sản xuất sữa trong nước đều đã chính thức được xuất khẩu sang Trung Quốc, điều này có lợi cho các doanh nghiệp hàng đầu như Vinamilk, TH True Milk, Mộc Châu Milk.

Theo báo cáo triển vọng ngành sữa năm 2021 của Công ty chứng khoán SSI (SSI Research), sữa dù được coi là mặt hàng thiết yếu, nhưng xu hướng tiêu thụ có thể theo "mô hình chữ K". Theo đó, nhu cầu từ người tiêu dùng có thu nhập thấp vẫn có thể bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 đã gây thiệt hại đến thu nhập của nhóm này, hoặc đối với những người tiêu dùng nhạy cảm về giá.

Cụ thể, hiện tượng cơ cấu sản phẩm bán ra dịch chuyển về phía các sản phẩm giá rẻ. Ngược lại, sự phân hóa sẽ tiếp tục diễn ra do nhóm thu nhập trung bình và cao ít bị ảnh hưởng hơn và vẫn sẽ có xu hướng gia tăng tiêu thụ các sản phẩm cao cấp.

Có thể bạn quan tâm

  • Nâng tầm thương hiệu “Sữa Việt” vươn ra thế giới

    13:15, 29/01/2021

  • Diễn đàn Doanh nghiệp trao 200 suất quà Tết cho hộ nghèo tại Tủa Chùa (Điện Biên)

    11:00, 29/01/2021

  • Tin vui đầu năm cho ngành sữa Việt Nam: Vinamilk xuất khẩu lô hàng lớn sữa hạt và sữa đặc đi Trung Quốc

    16:04, 18/01/2021

  • Triển vọng ngành sữa 2021: Hợp nhất ngành tiến triển nhanh

    05:00, 11/01/2021

  • Cuộc chơi mới sắp xuất hiện trên ngành sữa?

    05:00, 24/08/2020

  • Ngành sữa xác lập trật tự mới

    11:00, 06/03/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Sự thay đổi cấu trúc ngành sữa năm 2021
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO