Chiều nay 7/11, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Thi hành án hình sự.
Theo Bộ trưởng Bộ Công an, việc sửa đổi dự án Luật Thi hành án hình sự (THAHS) là cần thiết.
Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, qua hơn 8 năm thi hành, công tác thi hành án hình sự đã được tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao, bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật và thực hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta trong giáo dục, cải tạo người phạm tội. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, Luật Thi hành án hình sự năm 2010 đã bộc lộ những bất cập, hạn chế, một số quy định đã không còn phù hợp với tình hình thực tiễn.
Từ năm 2011 đến nay, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp mới và nhiều bộ luật, luật có nội dung liên quan đến THAHS nên các quy định của Luật THAHS hiện hành không bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với quy định của Hiến pháp và pháp luật có liên quan.
Việc sửa đổi Luật Thi hành án hình sự năm 2010 được đặt ra rất cần thiết, bởi các lý do sau:
Thứ nhất, cần cụ thể hóa các quy định liên quan đến quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013 trong Luật Thi hành án hình sự.
Tại Chương II Hiến pháp năm 2013 quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công đân; trong đó có nhiều nội đung liên quan đến người đang chấp hành án hình sự.
Do vậy, cần thiết phải sửa đổi các quy định của Luật Thi hành án hình sự để cụ thể hóa các quy định Hiến pháp năm 2013 nhằm bảo đảm thực thi quyền của người đang chấp hành án.
Thứ hai, bảo đám tính dồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, cụ thể là giữa Luật Thi hành án hình sự với Bộ luật Hình sự và các đạo luật khác có liên quan. Sửa đổi quy định của Luật THAHS về nghĩa vụ của người chấp hành án cải tạo không giam giữ, người được hưởng án treo.
Việc lao động phục vụ cộng đồng của người chấp hành án cải tạo không giam giữ và các quy định khác có liên quan để phù hợp với quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về hình phạt cải tạo không giam giữ, án treo.
Cần bãi bỏ các quy định về thi hành biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi của Luật THAHS năm 2010 cho phù hợp với quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bố sung năm 2017).
Ba là, khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện Luật THAHS năm 2010. Thực tiễn, sau hơn 8 năm thi hành Luật THAHS năm 2010 cho thấy đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc, bất cập.
Có thể bạn quan tâm
11:30, 07/09/2018
20:32, 08/08/2018
18:40, 01/08/2018
22:46, 18/04/2018
05:02, 07/11/2018
Mục đích xây dựng dự án Luật THAHS (sửa đổi) nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc thực hiện nghiêm minh bản án, quyết định của Tòa án, tính thống nhất của chính sách hình sự; kết hợp trừng trị và giáo dục cải tạo người phạm tội, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ ANQG, bảo đảm TTATXH, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của tô chức, cá nhân.
Trình bày về quá trình xây dựng dự án Luật THAHS (sửa đổi), Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, Bộ Công an đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng dự án Luật THAHS (sửa đổi); thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục xây dựng dự án Luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành.
So với Luật THAHS năm 2010, dự thảo Luật mở rộng thêm phạm vi điều chỉnh về thi hành quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện; về thi hành bản án, quyết định về đình chỉ hoạt động có thời bạn, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, cấm huy động vốn và các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội; về quyền, nghĩa vụ của pháp nhân thương mại chấp hành án hình sự, biện pháp tư pháp. Dự thảo Luật có 232 điều, được quy định thành 16 chương.
Bộ trưởng Tô Lâm cũng cho biết, về nội dung sửa đổi cơ bản của dự thảo Luật THAHS (sửa đổi), so với Luật THAHS năm 2010, dự thảo Luật đã có nhiều sửa đổi, tập trung vào 3 nhóm nội dung như: cụ thể hoá quy định của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến quyền con người, quyền công dân.
Những nội dung sửa đổi bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật hình sự quy định của pháp luật khác có liên quan; nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc sau 8 năm thi hành Luật THAHS năm 2010.