Sửa Luật Quảng cáo: Quy định cần hướng tới việc minh bạch hóa

ANH KHÔI 20/05/2024 03:00

Góp ý Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc một số quy định nhằm hướng tới việc minh bạch hóa hoạt động quảng cáo...

>> Sửa Luật Quảng cáo: Thắt chặt hơn quản lý trên không gian mạng

Theo đó, trên cơ sở ý kiến của doanh nghiệp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản trả lời Công văn số 829/BVHTTDL-VHCS ngày 01/03/2024 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc đề nghị góp ý Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo (Dự thảo).

VCCI) vừa có văn bản trả lời Công văn số 829/BVHTTDL-VHCS ngày 01/03/2024 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc đề nghị góp ý Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo - Ảnh minh họa: ITN

VCCI vừa có văn bản góp ý Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo - Ảnh minh họa: ITN

Tại văn bản góp ý, VCCI cho rằng, quảng cáo là một hoạt động xúc tiến thương mại phổ biến và hợp pháp của doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số hình thức quảng cáo hiện nay có thể khiến người tiêu dùng khó phân biệt giữa nội dung quảng cáo và nội dung thông thường. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, mà còn tạo ra môi trường cạnh tranh không công bằng giữa các doanh nghiệp…

Cụ thể, góp ý về khái niệm kinh doanh dịch vụ quảng cáo chưa bao trùm các mối quan hệ trên thực tế, theo VCCI, Điều 2.6 Luật Quảng cáo 2012 định nghĩa “Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình quảng cáo theo hợp đồng cung ứng dịch vụ quảng cáo với người quảng cáo”.

Như vậy, luật đang coi là có hoạt động kinh doanh dịch vụ quảng cáo nếu có mối quan hệ bằng hợp đồng cung ứng dịch vụ quảng cáo. Cách định nghĩa này, vừa chưa phù hợp vì không có quy định nào xác định như thế nào được coi là hợp đồng cung ứng dịch vụ quảng cáo, vừa quá hẹp và không bao trùm hết thực tế đời sống. Chẳng hạn, doanh nghiệp có thể thực hiện tài trợ hoặc chi trả một lợi ích vật chất khác (sử dụng sản phẩm có giá trị lớn miễn phí, voucher mua sắm…) – được sử dụng trong nhiều loại hình quảng cáo như báo chí, thông qua người có tầm ảnh hưởng. Nếu định nghĩa hoạt động kinh doanh quảng cáo không mang tính bao trùm các mối quan hệ có thể diễn ra trong thực tế, các quy định minh bạch hoá sẽ khó phát huy tác dụng khi các bên dễ dàng có thể tìm ra cách lách luật.

>> Sửa luật - Có ngăn chặn được quảng cáo sai sự thật?

Trong đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc một số quy định nhằm hướng tới việc minh bạch hóa hoạt động quảng cáo - Ảnh minh họa: ITN

Trong đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc một số quy định nhằm hướng tới việc minh bạch hóa hoạt động quảng cáo - Ảnh minh họa: ITN

Do vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo sửa đổi quy định theo hướng người cung cấp dịch vụ quảng cáo khi thực hiện các hoạt động quảng cáo và nhận được lợi ích từ người quảng cáo gồm lợi ích tài chính (được trả tiền để quảng cáo, được sử dụng sản phẩm/dịch vụ miễn phí hay có giảm giá), các lợi ích vật chất khác hoặc có mối quan hệ với người quảng cáo gồm quan hệ lao động (là người lao động của người quảng cáo), quan hệ gia đình (là người có quan hệ gia đình với người quảng cáo).

Về định vị vai trò của cá nhân thực hiện hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội, góp ý cho nội dung này, VCCI cho rằng, Điều 1.8 Dự thảo (sửa đổi Điều 2.8 Luật Quảng cáo 2012) đang xác định người trực tiếp đưa các sản phẩm quảng cáo đến công chúng thông qua hoạt động của mình trên mạng xã hội là người chuyển tải sản phẩm quảng cáo. Quy định này cần cân nhắc lại vì một số lý do như:

Không phù hợp với thực tế hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội. Hoạt động quảng cáo của cá nhân thực hiện hoạt động quảng cáo có thể chia làm hai loại: Trường hợp 1 - nội dung quảng cáo sản phẩm do người quảng cáo soạn thảo, đặt hàng; các cá nhân hoạt động quảng cáo thực hiện việc chuyển tải (chẳng hạn: chụp ảnh cùng sản phẩm). Khi đó, các cá nhân này không kiểm soát nội dung quảng cáo, và do đó hoạt động tương tự như người chuyển tải sản phẩm theo Luật Quảng cáo 2012.

Cũng vì thế, trong trường hợp này, các cá nhân này cũng không thể và không có khả năng thực hiện nghĩa vụ tại Điều 15a Dự thảo.

Trường hợp 2 - nội dung quảng cáo sản phẩm do các cá nhân này tự sản xuất (ví dụ, sản xuất video có nội dung giới thiệu sản phẩm). Khi đó, các cá nhân này có khả năng kiểm soát nội dung quảng cáo. Trường hợp này, các cá nhân này hoạt động tương tự như người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, và là đối tượng phù hợp để áp dụng các nghĩa vụ pháp lý tại Điều 15a Dự thảo.

Bên cạnh đó, việc xếp cá nhân thực hiện quảng cáo trên mạng chung nhóm với người chuyển tải quảng cáo “truyền thống” (người mặc, treo, gắn, dán, vẽ… quảng cáo lên người) là không hợp lý, tạo ra các nghĩa vụ pháp lý không tương xứng. Cùng với việc bổ sung vào Điều 2.8 Luật, Dự thảo còn bổ sung Điều 15a về trách nhiệm của người truyền tải sản phẩm quảng cáo. Các trách nhiệm này không phù hợp với người chuyển tải sản phẩm “truyền thống” (người thể hiện quảng cáo thông qua mặc, treo, gắn, dán, vẽ…) vì những người này không có đủ khả năng và điều kiện kiểm tra các tài liệu quảng cáo hay chịu trách nhiệm về nội dung quảng cáo được.

Từ các phân tích nêu trên, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bỏ quy định này. Thay vào đó: Bổ sung quy định về người thực hiện hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội, theo đó phân thành hai nhóm như trên. Tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động quảng cáo, người có tầm ảnh hưởng sẽ chịu các trách nhiệm pháp lý tương ứng;

Ngoài những nghĩa vụ chung, bổ sung quy định riêng về trách nhiệm của cá nhân hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội (như phân tích nêu trên); Nghĩa vụ của người chuyển tải quảng cáo vẫn sẽ thực hiện theo quy định tại Luật Quảng cáo 2012.

Cũng liên quan đến vấn đề này, tại văn bản góp ý, VCCI cũng đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét lại các quy định liên quan đến các nội dung về: Trách nhiệm của cá nhân thực hiện hoạt động quảng cáo trên mạng; Minh bạch hóa hoạt động quảng cáo của báo chí; Minh bạch hóa hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội; Và các quy định chưa phù hợp, chưa thuận lợi cho hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

  • Sửa Luật Quảng cáo: Thắt chặt hơn quản lý trên không gian mạng

    Sửa Luật Quảng cáo: Thắt chặt hơn quản lý trên không gian mạng

    04:00, 14/04/2024

  • Sửa Luật Quảng cáo – Ngăn chặn tình trạng nghệ sĩ quảng cáo bất chấp, sai sự thật

    Sửa Luật Quảng cáo – Ngăn chặn tình trạng nghệ sĩ quảng cáo bất chấp, sai sự thật

    03:30, 31/07/2023

  • Hàng loạt biển quảng cáo lớn tắt điện sau 22 giờ để tiết kiệm điện

    Hàng loạt biển quảng cáo lớn tắt điện sau 22 giờ để tiết kiệm điện

    11:38, 11/05/2024

  • Nghệ thuật kinh doanh “không quảng cáo”

    Nghệ thuật kinh doanh “không quảng cáo”

    01:30, 01/05/2024

  • Vì sao các thương hiệu chọn quảng cáo bằng phim?

    Vì sao các thương hiệu chọn quảng cáo bằng phim?

    03:00, 28/04/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Sửa Luật Quảng cáo: Quy định cần hướng tới việc minh bạch hóa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO