Sửa Luật Sở hữu trí tuệ: Bảo đảm tiệm cận thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu thực tiễn

ĐỖ HUYỀN 05/04/2022 03:50

Các chuyên gia nhận định, trong bối cảnh khoa học, công nghệ phát triển mạnh mẽ và toàn cầu hóa đang trở thành xu thế, cần sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

>>Quy định xử lý hành vi vi phạm về sở hữu trí tuệ còn chưa phù hợp

Dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi) đang tiếp tục được mang ra bàn luận.

Tiệm cận thông lệ quốc tế

Bình luận về tiến trình sửa đổi Dự thảo Luật này, ông Hoàng Thanh Tùng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nhấn mạnh, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ là dự án luật khó, nội dung chuyên môn sâu, đòi hỏi các kiến thức liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ, thực tiễn áp dụng và sự am hiểu về cam kết quốc tế liên quan đến sở hữu trí tuệ; đảm bảo sau khi ban hành đưa Luật tiệm cận thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đáp ứng yêu cầu đảm bảo quyền, lợi ích của nhân dân, của doanh nghiệp.

Thực trạng thi hành Luật Sở hữu trí tuệ đang cho thấy nhiều lỗ hổng cần phải sửa.

Thực trạng thi hành Luật Sở hữu trí tuệ đang cho thấy nhiều lỗ hổng cần phải sửa.

Việc sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ để thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, chủ động, tích cực ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư thông qua việc tăng cường sử dụng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, giúp hoạt động này ngày càng tiệm cận với thực tiễn và thông lệ tiến bộ của thế giới.

Ông Bùi Thế Duy, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và quá trình toàn cầu hóa đang trở thành xu thế, cần sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ cho phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước và các cam kết quốc tế, thông lệ quốc tế.

Hiện nay, tài sản trí tuệ đóng góp lớn cho nền kinh tế các quốc gia, vì vậy, cần có những quy định chặt chẽ về quyền sáng chế, bảo hộ sở hữu trí tuệ.

Các quy định pháp luật cần tạo môi trường thông thoáng xác lập quyền cho các chủ thể, nhất là các chủ thể nghiên cứu nhận hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo hướng tạo điều kiện đăng ký, chuyển giao nhanh nhất, phân chia lợi ích đồng đều cho các bên liên quan liên quan đến sản phẩm sở hữu trí tuệ.

Phân loại rõ trách nhiệm của chủ thể trung gian trênInternet

Liên quan đến các điều khoản về quyền, trách nhiệm của chủ thể trung gian trên Internet, ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển truyền thông, Hội truyền thông số Việt Nam cho rằng cần cụ thể hóa, chi tiết các điều khoản liên quan đến chủ thể trung gian trên Internet vì đây liên quan đến lĩnh vực công nghệ số đang phát triển mạnh mẽ cùng sự phát triển của công nghệ và quá trình toàn cầu hóa.

Việc quy định chặt chẽ các điều khoản liên quan đến chủ thể trung gian trên internet góp phần bảo hộ tốt quyền, lợi ích của doanh nghiệp, người dân trong quá trình hội nhập quốc tế đang ngày càng sâu rộng.

>>Luật Sở hữu trí tuệ: Có hơn 100 điều của Luật hiện hành phải sửa đổi

>>Sửa Luật Sở hữu trí tuệ như thế nào?

Góp ý về Dự thảo Luật, ông Nguyễn Quang Đồng kiến nghị, Dự thảo Luật cần phân loại rõ chi tiết và trách nhiệm đi kèm đối với từng chủ thể trung gian trên Internet; trong điều kiện miễn trừ cần cụ thể hóa thêm về các khoản lệ phí, án phí trong trường hợp bị kiện ra tòa, tiền phát; quy định cụ thể hóa các trách nhiệm của chủ thể trung gian phải hợp tác, thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin trong các vụ việc tranh chấp liên quan.

Sửa đổi quy định về định giá giống, cây trồng

Về lĩnh vực liên quan đến bảo hộ sáng chế sở hữu trí tuệ giống cây trồng, ông Hoàng Lê Khang, Phó Giám đốc Trung tâm khảo, kiểm nghiệm giống và sản phẩm cây trồng Nam Bộ đánh giá, việc có các chế định pháp luật quy định về bảo hộ giống cây trồng đã giúp xuất hiện nhiều hơn các giống cây trồng mới, năng suất cao, sản phẩm lúa, ngô, nông sản tăng cao, phát triển thị trường chuyển nhượng giống sôi động, phong phú.

Theo ông Hoàng Lê Khang, thực tiễn tại Việt Nam cho thấy cần sửa đổi các quy định của pháp luật hiện nay về định giá giống, cây trồng mới bởi một số quy định còn gây khó khăn, không phù hợp với thực tế, dẫn đến giá sản phẩm giống, cây trồng mới hiện nay thường thấp hơn giá trị thực tế rất nhiều.

Với các sản phẩm giống, cây trồng là sản phẩm nghiên cứu từ nguồn đầu tư ngân sách nhà nước, cần giao cho cơ quan nghiên cứu, sáng tạo chủ động trong hoạt động đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, chuyển giao, thương mại hóa để đảm bảo tính kịp thời, phù hợp với yêu cầu thực tế của đặc thù trong nghiên cứu giống, cây trồng.

Có thể bạn quan tâm

  • Luật Sở hữu trí tuệ: Có hơn 100 điều của Luật hiện hành phải sửa đổi

    10:21, 28/03/2022

  • Sửa Luật Sở hữu trí tuệ như thế nào?

    04:01, 27/03/2022

  • Quy định xử lý hành vi vi phạm về sở hữu trí tuệ còn chưa phù hợp

    04:00, 10/12/2021

  • Bộ trưởng Bộ KH&CN tháp tùng Chủ tịch nước thăm và làm việc với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO

    20:43, 02/12/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Sửa Luật Sở hữu trí tuệ: Bảo đảm tiệm cận thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu thực tiễn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO