Sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân: Nên "khoan thư sức dân"

Diendandoanhnghiep.vn TS. Lê Đăng Doanh cho rằng, sửa đổi bất cập trong Luật Thuế thu nhập cá nhân từ bậc thuế, mức giảm trừ gia cảnh,... là cần thiết và nên khoan thư sức dân, có tiêu chuẩn tính toán phù hợp với thực tế.

>> Sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân: Sao phải chờ đến 2026?

Quá chậm trễ...

Một trong những nội dung nhận được sự quan tâm của dư luận gần đây là đề xuất sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN).

Bộ Tư pháp đề xuất Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến dự án Luật thuế thu nhập cá nhân tại kỳ họp tháng 10/2025 và thông qua tại kỳ họp tháng 5/2026. Điều này được xem là quá chậm trễ so với mong đợi của người dân

Bộ Tư pháp đề xuất Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến dự án Luật thuế thu nhập cá nhân tại kỳ họp tháng 10/2025 và thông qua tại kỳ họp tháng 5/2026, được xem là quá chậm trễ so với mong đợi của người dân

Theo đó, kết quả rà soát toàn bộ 35 Điều của Luật thuế TNCN, Bộ Tài chính đã xác định có 22 điều cần phải sửa đổi, bổ sung; tập trung vào thu nhập chịu thuế, cơ sở tính thuế và phương pháp xác định số thuế phải nộp đối với một số khoản thu nhập, thuế suất, mức giảm trừ gia cảnh.

Tuy nhiên, Bộ Tư pháp đề xuất Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến dự án Luật thuế TNCN tại kỳ họp tháng 10/2025 và thông qua tại kỳ họp tháng 5/2026. Điều này được xem là quá chậm trễ so với mong đợi của người dân và những biến động từng ngày của nền kinh tế.

Với người nộp thuế, việc sửa Luật thuế TNCN phải càng sớm càng tốt, thậm chí ngay trong năm 2023 là tốt nhất. Trong khi nhiều ý kiến cho rằng, việc giảm số bậc thuế, giãn khoảng cách giữa các bậc thuế... phải được sửa từ lâu thay vì chờ đợi như hiện nay là quá bất cập.

Đại biểu Quốc hội Trần Văn Lâm, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho biết, Luật thuế TNCN đã được xây dựng từ cách đây khá lâu, có những điểm bất cập, hạn chế cần xem xét, cân nhắc, tính toán điều chỉnh cho phù hợp hơn. Trong đó, mức giảm trừ gia cảnh là một trong những yếu tố cần phải xem xét, sửa đổi. Vì thực tế kinh tế - xã hội phát triển, năng suất lao động, thu nhập của người dân tăng lên, tuy nhiên, giảm trừ gia cảnh vẫn tính theo mức cố định, như vậy không hợp lý.

“Do đó nên nghiên cứu để có phương án nâng lên nhưng cần phải theo được sự biến động của thu nhập, kinh tế - xã hội. Ngoài ra, hiện nay có quá nhiều bậc tính thuế, chênh lệch giữa các bậc còn lớn, vì vậy cần thiết phải nâng mức khởi điểm tính thuế thu nhập cá nhân, tính toán lại các bậc thang, mức giảm trừ gia cảnh cho phù hợp với mức độ, quy mô, tính chất nền kinh tế cũng như đời sống của người dân, xã hội”, ông Trần Văn Lâm nhấn mạnh.

>> Sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân: Cần lưu ý đến lợi ích của người có thu nhập thấp

Khoan thư sức dân

Về vấn đề này, TS. Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế cho rằng, việc đánh thuế thu nhập cá nhân là rất quan trọng đối với nền kinh tế thị trường, có nhiều người giàu sẽ đóng góp để giúp đỡ người nghèo. Song, mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng đã được quyết từ năm 2020 đến nay, trong khi mỗi một năm chỉ số giá cả đều tăng từ 1- 1,5% nên chúng ta cần phải điều chỉnh. Theo tính toán sơ bộ, nhiều người đề nghị mức này phải tăng lên 15-17 triệu đồng.

Cơ quan quản lý nên có một cuộc điều tra tỉ mỉ, chi tiết để đánh giá đúng tình hình, đặc biệt với nền kinh tế phi chính thức

Chuyên gia khuyến nghị cơ quan quản lý nên có một cuộc điều tra tỉ mỉ, chi tiết để đánh giá đúng tình hình, đặc biệt với nền kinh tế phi chính thức

“Theo tôi, thuế thu nhập cá nhân cần phải linh hoạt và bám sát tình hình thực tế. Hiện nay trong nền kinh tế của chúng ta có kinh tế chính thức và cả kinh tế phi chính thức rất hùng hậu. Kinh doanh buôn bán dùng tiền mặt nhiều, các hộ gia đình đều kinh doanh nộp thuế theo thuế khoán, nghĩa là không đo đếm được chính xác thu nhập thực.

Có một số vấn đề bất cập cần điều chỉnh đó là: Nâng khoản giảm trừ gia cảnh; Những người phụ thuộc thì thuế chỉ tính 4,4 triệu đồng - mức này là không đủ sống, không đủ nuôi con khi có gia đình hai con, nhưng có những gia đình 3-4 con. Vì vậy trong trường hợp này, Chính phủ nên “khoan thư sức dân” và có tiêu chuẩn tính toán phù hợp với thực tế”, TS. Lê Đăng Doanh nói.

Vị chuyên gia cũng phân tích thêm, chúng ta không nên đánh thuế lên 7 bậc như hiện nay, mà nên giảm xuống còn khoảng 3 bậc và theo sát tình hình. Ví dụ khi người dân có thu nhập 80 – 90 triệu đồng thì có nên đánh thuế 30% hay không? Việc thu thuế là để hỗ trợ người dân chứ không phải gây áp lực cho người dân.

“Cơ quan quản lý nên có một cuộc điều tra tỉ mỉ, chi tiết để đánh giá đúng tình hình, đặc biệt với nền kinh tế phi chính thức. Ngay cả những nền kinh tế rất phát triển và thu thuế mạnh như Thụy Điển cũng thừa nhận, họ có nền kinh tế phi chính thức rất lớn và không thể loại trừ được hết, vì vậy cần phải xem xét thực trạng một cách chính xác, sau đó thảo luận và xem mức thuế là bao nhiêu.

Việc áp dụng thuế TNCN thể hiện triết lý tình đoàn kết, chia sẻ công bằng, nhưng chúng ta đang trong thời kỳ chuyển đổi số, áp dụng kinh tế số, thương mại điện tử,... thì nên có đánh giá cụ thể từ phương thức thanh toán hiện nay như thế nào, đến chi phí - thu nhập ra sao, để trên cơ sở đó áp dụng cách thu thuế TNCN công bằng nhất, nhưng cũng khoan sức dân để thúc đẩy mọi người hăng hái lao động, chứ không phải tìm cách trốn tránh để trốn thuế”, chuyên gia chia sẻ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân: Nên "khoan thư sức dân" tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711669165 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711669165 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10