Sức hấp dẫn của kinh tế lâm nghiệp Tây Nguyên

MAI CHIẾN 13/04/2023 11:12

Rừng đang là món đầu tư “hot” ở Tây Nguyên, xử lý tín chỉ carbon, hệ sinh thái kinh tế dưới tán, kết hợp khai thác cảnh quan tự nhiên và du lịch.

>>

 Trồng dược liệu dưới tán rừng đang giúp doanh nghiệp khai thác tốt tiềm năng của rừng với doanh thu rất lớn

Trồng dược liệu dưới tán rừng đang giúp doanh nghiệp khai thác tốt tiềm năng của rừng với doanh thu rất lớn

Đến nay, thành công nhất trong lĩnh vực kinh tế lâm nghiệp phải kể đến Công ty Cổ phần Sâm Ngọc linh, Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đăk Tô. Đây là hai đơn vị đầu tư vào lĩnh vực trồng dược liệu dưới tán rừng từ rất sớm và đến nay đã có sản phẩm khai thác là Sâm Ngọc Linh. Giá trị kinh tế được nhân lên hàng trăm lần so với đầu tư ban đầu.

Tỷ đô dưới tán rừng

Họ là những người tiên phong, khi bắt đầu thực hiện trồng “đặc phẩm” dưới tán rừng từ những năm 2008. Ông Trần Hoàn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sâm Ngọc Linh Kon Tum từng cho biết “trồng Sâm Ngọc linh dưới tán rừng đang đứng trước cơ hội tỷ đô”.

Tại Tu Mơ Rông và Kon Plong đang là hai địa phương dẫn đầu của cả tỉnh Kon Tum khi phát triển dược liệu dưới tán rừng. Trong khi thị trường dược liệu cả nước cũng như nước ngoài đang phát triển mạnh theo nhu cầu tiêu dùng. Hai địa phương này cũng đã đón hơn 30 doanh nghiệp đến đầu tư tính từ 2018 đến nay.

Gia Lai cũng là địa phương đẩy mạnh biện pháp thu hút doanh nghiệp vào đầu tư trên 5 dự án nông, lâm nghiệp. Ông Nguyễn Minh Trưởng, Bí thư Huyện uỷ Ia Pa hứa hẹn: “chúng tôi đang chờ đợi các doanh nghiệp về đầu tư trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp và trồng rừng. Không chỉ có những cơ chế ưu đãi mà còn giúp cho doanh nghiệp quản lý tốt tài sản tại địa phương. Và đây là ngành đang mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp”.

>>Du lịch Tây Nguyên khởi sắc đầu năm

Ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban kinh tế Trung ương khẳng định tại Hội thảo phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp xanh, bền vững khu vực Tây Nguyên: “Tây Nguyên là vùng có diện tích rừng lớn thứ hai cả nước, có tiềm năng và nhiều lợi thế về phát triển kinh tế, phát triển lâm nghiệp. Rừng Tây Nguyên có ảnh hưởng lớn tới đời sống kinh tế - xã hội của các dân tộc thiểu số, có vị trí quan trọng về an ninh chính trị, môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn nước, điều tiết khí hậu cho Vùng”.

 Dự án trồng dược liệu dưới tán rừng đang được 5 tỉnh Tây Nguyên đưa vào danh mục kêu gọi đầu tư với sức hút cực kỳ lớn.

Dự án trồng dược liệu dưới tán rừng đang được 5 tỉnh Tây Nguyên đưa vào danh mục kêu gọi đầu tư với sức hút cực kỳ lớn.

Kinh doanh đa mục tiêu

Tây Nguyên đang sở hữu 2,1 triệu ha rừng, đây là điều kiện tương đối thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư khai thác kinh tế rừng. Theo tính toán của các chuyên gia, tại Việt Nam, ước tính có thể bán ra 57 triệu tín chỉ carbon cho các tổ chức quốc tế và nếu tính theo giá 5 USD/tín chỉ, mỗi năm, có thể thu về hàng tỷ USD. Đó là những con số rất ấn tượng, hứa hẹn là nguồn tài nguyên mới.

Hiện nay, theo thống kê kinh tế từ rừng có gỗ rừng trồng, lâm sản phụ như tre nứa, măng, mật ong, dược liệu tự nhiên và dược liệu trồng, cung cấp nước hưởng dịch vụ môi trường, kinh doanh du lịch và hướng đến xử lý tín chỉ carbon cho các nước công nghiệp. Và có thể nhìn nhận rằng, đầu tư trong lâm nghiệp đang đem đến nhiều nguồn thu cho doanh nghiệp.

Từng thành công khi trồng cây nấm linh chi dưới tán rừng, ông Trần Cao Châu, nhà đầu tư tại thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai cho hay: “Vừa kết hợp trồng rừng sản xuất vừa trồng nấm linh chi trên một diện tích có thể tăng thu gấp 4 đến 5 lần so với trồng rừng không. Đây là một điều khẳng định rừng ở khu vực này rất nhiều tiềm năng để khai thác.”

>>Tây Nguyên tìm biện pháp quản lý rừng bền vững

Giai đoạn 2022-2025, tỉnh Gia Lai mời gọi đầu tư 11 dự án trồng rừng, 1 dự án trồng dược liệu dưới tán rừng và bào vệ rừng, 2 dự án nhà máy chế biến gỗ lâm sản. Tỉnh Kon Tum đặt mục tiêu đến 2025 kêu gọi đầu tư vào 97 dự án trong Nông, lâm nghiệp, mỗi dự án trên 50 tỷ đồng.

Ông Hồ Văn Mười - Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng: “cần tiếp tục duy trì chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng hiện có; Phát huy thế mạnh của rừng thông qua hoạt động cho thuê môi trường rừng; Từng bước tham gia xây dựng cơ sở dữ liệu, hành lang pháp lý để tiếp cận và tham gia thị trường carbon, xây ngành dựng lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế có nhiều mục tiêu để phát triển”.

Xác định lâm nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn, 5 tỉnh Tây Nguyên đang xây dựng cơ chế thu hút dựa trên chính sách chung của Chính phủ. Đồng thời triển khai chính sách riêng theo cơ chế ưu tiên để phát triển xã hội. Ngành lâm nghiệp đang sở hữu những dự án kêu gọi đầu tư với hàng trăm ngàn tỷ đồng, đây sẽ là động lực phát triển kinh tế mới cho cả vùng.

Có thể bạn quan tâm

  • Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp

    Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp "xanh" vùng Tây Nguyên

    16:19, 04/04/2023

  • Tham vọng chanh dây tại Tây Nguyên

    Tham vọng chanh dây tại Tây Nguyên

    19:23, 30/03/2023

  • Đánh thức tiềm năng du lịch Tây Nguyên

    Đánh thức tiềm năng du lịch Tây Nguyên

    20:01, 23/03/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Sức hấp dẫn của kinh tế lâm nghiệp Tây Nguyên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO