Sức hút du lịch Cà Mau

Diendandoanhnghiep.vn Cà Mau đã và đang thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật cần thiết cho ngành du lịch vận hành và phát triển, phù hợp với xu thế chung của khu vực và cả nước.

 >> Cà Mau: Kết nối giao thông, nâng tầm đầu tư

Nói về sự khác biệt của du lịch địa phương, ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau cho biết, Cà Mau là điểm Cực Nam Tổ quốc, có 03 mặt giáp biển, thuộc hành lang ven biển phía Đông của vùng biển Tây Nam bộ, lại nằm ở trung tâm vùng biển các nước Đông Nam Á, nhất là trong vùng vịnh Thái Lan…

Tiềm năng lớn

Cà Mau sở hữu 02 Vườn Quốc gia (Mũi Cà Mau, U Minh hạ) được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển và khu Ramsa thế giới, với hệ sinh thái đa dạng, phong phú, với trên 200 loài thủy sản của hệ sinh thái mặn, lợ, ngọt… đã tạo cho Cà Mau tiềm năng du lịch rất lớn.

Hiện nay, Cà Mau có 12 di tích Quốc gia và 32 di tích cấp tỉnh; hơn 40 di sản văn hóa phi vật thể được ghi nhận. Trong đó có 03 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục văn hóa phi vật thể Quốc gia, gồm nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và 2 loại hình tri thức dân gian: Nghề thủ công truyền thống Gác kèo ong và Nghề thủ công truyền thống Muối ba khía.

Đặc biệt, tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển có cụm công trình Đền thờ Lạc Long Quân và Tượng Mẹ là biểu tượng đầy ý nghĩa của Đất Mũi Cà Mau, thể hiện truyền thống luôn hướng về cội nguồn dân tộc. Tại đây còn có biểu tượng Cột cờ Hà Nội mang ý nghĩa khẳng định chủ quyền, khát vọng hòa bình, ấm no và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, là biểu tượng của niềm tự hào thống nhất non sông trên dải đất hình chữ S hướng ra Biển Đông thiêng liêng của Tổ quốc…

Hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ, đường sông, hàng không… cơ bản thông suốt, đảm bảo tính kết nối đến các điểm du lịch chính như: Đất Mũi, Khai Long, Hòn Đá Bạc, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn Quốc gia U Minh hạ...

Với những lợi thế này, Du lịch Cà Mau đang từng bước hoàn thiện, khai thác theo hướng chú trọng hoạt động trải nghiệm, khám phá, tìm hiểu về nét văn hóa bản địa, địa danh mang dấu ấn lịch sử.

Từ đầu năm đến nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, lượng khách du lịch đã có sự tăng trưởng trở lại. Tính đến cuối tháng 6/2022, tổng lượng khách du lịch đến Cà Mau là 855.811 lượt, đạt 71,32% chỉ tiêu lượng khách của cả năm 2022. Trung bình mỗi ngày có hơn 4.600 lượt khách du lịch đến các điểm du lịch trên địa Cà Mau.

>> Cà Mau: Đất sạch cho nhà đầu tư

>> Cà Mau: Minh bạch trong tiếp cận đất đai

>> Cà Mau: Ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông

Du lịch Cà Mau đang từng bước hoàn thiện, khai thác theo hướng chú trọng hoạt động trải nghiệm, khám phá, tìm hiểu về nét văn hóa bản địa, địa danh mang dấu ấn lịch sử.

Tạo điểm nhấn du lịch

Các hoạt động trong chuỗi sự kiện “Cà Mau điểm đến” 2022, như: Lễ hội Nghinh Ông; Lễ hội Tri ân Quốc tổ; Họp mặt doanh nghiệp, gắn với hoạt động trưng bày quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm tiềm năng của tỉnh; Sự kiện Hương rừng U Minh với “Hành trình đến du lịch xanh”; Ngày hội bánh dân gian Nam Bộ; “Lễ hội cua Cà Mau”; Lễ thượng cờ thống nhất non sông... đã tạo điểm nhấn, quảng bá và vực dậy tiềm năng du lịch của Cà Mau thời gian qua và sắp tới. Chương trình cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gặp gỡ, kết nối, mở rộng liên kết hợp tác phát triển thương mại, du lịch, thu hút đầu tư phát triển thương hiệu sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh với các tỉnh thành trong cả nước.

Chia sẻ về những định hướng để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, ông Trần Hiếu Hùng cho biết, Cà Mau luôn khẳng định vai trò quan trọng của du lịch đối với sự phát triển của tỉnh. Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 04 –NQ/TW, ngày 10/10/2016 về phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch số 30/KH-UBND ngày 14/7/2017 thực hiện Nghị quyết số 04 của Tỉnh ủy.

Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Cà Mau đã lập “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”, “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau, tỉnh Cà Mau đến năm 2030” và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 744/QĐ/TTg, ngày 18/6/2018.

Hiện tại, cùng với việc triển khai thực hiện các quy hoạch bảo tồn, phát triển khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Mũi Cà Mau; Khu du lịch sinh thái vườn Quốc gia U Minh Hạ; phát triển du lịch cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc, bãi Khai Long… tỉnh đang thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật cần thiết cho ngành du lịch vận hành và phát triển phù hợp với xu thế chung của khu vực và cả nước; trong đó tập trung bảo vệ tôn tạo tài nguyên môi trường và những giá trị văn hóa - sinh thái đặc thù của tỉnh.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng đang phối hợp phát triển các ngành dịch vụ và công nghệ phụ trợ cho du lịch như: Phát triển các nghề truyền thống; dịch vụ mua sắm, ăn uống; tài chính ngân hàng; viễn thông, công nghệ thông tin; vận chuyển hàng không... nhằm tạo điều kiện tốt hơn thu hút du khách cũng như các nhà đầu tư đến với Cà Mau.

Các chính sách thu hút đầu tư phát triển du lịch của tỉnh đã và đang mở ra nhiều cơ hội đầu tư về du lịch, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Cà Mau theo hướng bền vững trong hiện tại và cả tương lai.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sức hút du lịch Cà Mau tại chuyên mục Du lịch của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713912300 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713912300 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10