Sức mạnh lòng dân và niềm tin doanh nghiệp

TS Nguyễn Sĩ Dũng - Nguyên Phó Chủ nhiệm Quốc hội 31/10/2021 04:00

Ở chức năng đại diện, quan sát của tôi cho thấy các doanh nhân là đại biểu Quốc hội ngày càng nhiều.

Điều này cho thấy tiếng nói của doanh nghiệp, doanh nhân trong Quốc hội ngày càng trở nên quan trọng.

Bên cạnh tiếng nói cá nhân đại diện cho lợi ích của doanh nghiệp mình, các đại biểu là doanh nhân cũng là tiếng nói đại diện cho công đồng doanh nghiệp trong Quốc hội. 

TS Nguyễn Sĩ Dũng - Nguyên Phó Chủ nhiệm Quốc hội

TS Nguyễn Sĩ Dũng - Nguyên Phó Chủ nhiệm Quốc hội.

Doanh nghiệp là trung tâm của chính sách phục hồi kinh tế

Hơn lúc nào hết, trong bối cảnh mới hôm nay, những đại biểu là doanh nhân cần phải cảm thấy trách nhiệm của mình với những khó khăn mà đất nước đang gặp phải. Sau đó, các đại biểu doanh nhân sẽ đề xuất với Quộc hội các khó khăn, vướng mắc mà tầng lớp doanh nghiệp gặp phải, nói nên tiếng nói của tầng lớp này với Quốc hội.

Tôi đánh giá cao những quyết sách của Quốc hội về phòng chống dịch như thời gian qua. Trong thế giới biến đổi, khi doanh nghiệp là trung tâm của các chính sách phục hồi kinh tế, vai trò của tầng lớp này trong Quốc hội càng trở nên quan trọng. Quốc hội nên tham gia tích cực hơn trong quá trình quản trị rủi ro. Quốc hội họp “xuân thu nhị kỳ”, nhưng cuộc sống có những thứ lại cần điều chỉnh rất gấp. Tôi nghĩ cách như Quốc hội các nước làm là tổ chức các phiên điều trần, nhưng Quốc hội của mình gọi là giải trình. Tôi nghĩ các Ủy ban phải tích cực tổ chức hoạt động này. Các Ủy ban phải phối hợp với các bộ, ngành chuyên môn giúp giải trình các phản ứng chính sách, bởi trên thực tế rất nhiều chính sách được ban hành nhưng không được giải trình.

Chưa thể giải trình với công chúng thì hãy giải tình với Quốc hội. Và Quốc hội là thiết chế được sinh ra để bảo đảm trách nhiệm giải trình. Giải trình được thì chính sách cũng trở nên minh bạch. Đây là điều rất quan trọng để chúng ta vượt qua gian đoạn khó khăn này.

Tôi cho rằng có 2 việc cần phải làm để chúng ta ít chịu ảnh hưởng của COVID nhất có thể. Thứ nhất, Quốc hội tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư công. Thứ hai, đó là các vấn đề liên quan đến an sinh xã hội. Chúng ta sẽ đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng như hạ tầng viễn thông, hạ tầng kỹ thuật số, đầu tư vào các công trình quan trọng trong tương lai.

Trên thực tế, đây sẽ là hai mặt của một vấn đề. Trước đây, dòng người rời khỏi các thành phố lớn do tránh dịch nhưng thời điểm hiện tại, có lẽ họ sẽ không rời để chống dịch nữa mà rời về quê vì không có công ăn việc làm do ảnh hưởng của dịch.

Trong bối cảnh ấy, việc thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư công sẽ giúp tạo ra công ăn việc làm, từ đó, các vấn đề an sinh xã hội sẽ phần nào được giải quyết.

Đại biểu quốc hội là doanh nhân cũng là tiếng nói đại diện cho công đồng doanh nghiệp trong Quốc hội. (Ảnh: Đại biểu Trần Thị Hiền, Hà Nam - một trong số các đại biểu Quốc hội là doanh nhân)

Đại biểu quốc hội là doanh nhân cũng là tiếng nói đại diện cho công đồng doanh nghiệp trong Quốc hội. (Ảnh: Đại biểu Trần Thị Hiền, Hà Nam - một trong số các đại biểu Quốc hội là doanh nhân)

Đầu tư công để phát triển bền vững

Điều đó có nghĩa là đầu tư công hướng tới phát triển bền vững và mang lại lợi ích cho người dân. Hiện tại, theo quy định của pháp luật, các dự án đầu tư công phải được thực hiện theo các quy định chặt chẽ của Luật Đầu tư công, vì thế sẽ rất tốn thời gian.

Trong bối cảnh bình thường, các quy định này này sẽ rất tốt bởi sẽ làm minh bạch các dự án đầu tư, tránh tham nhũng, thất thoát, lãng phí.

Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh khẩn cấp, quy trình này lại cản trở việc ra các quyết định nhanh. Do đó, thời gian tới, việc Quốc hội cần phải làm là xây dựng và ban hành một Nghị quyết cắt giảm thủ tục đầu tư công, cho phép các dự án đầu tư công khi thực hiện không cần phải làm quá nhiều thủ tục.

Trong toàn bộ quá trình như vậy, các đại biểu là doanh nhân sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình góp ý để hoàn thiện thực thi chính sách.

Nhiều người đặt câu hỏi: Khi mà ngân sách đang ở thời điểm khó khăn thì chúng ta lấy đâu ra tiền để đầu tư công? Sẽ có một số cách có thể huy động tiền để đầu tư công như sau:

Thứ nhất, chúng ta có thể tính đến việc sử dụng các nguồn dự trữ bởi thời điểm hiện tại là rất khó khăn.

Thứ hai, khi ngân sách khó khăn, thì phải vay. Hoặc nhà nước đứng ra vay, hoặc bằng trái phiếu chính phủ hoặc bằng công trái. Hoặc có thể đưa ra lãi suất hấp dẫn hơn để huy động; hoặc có thể tính đến nguồn vốn ODA.

Lúc đó nhà nước sẽ có tiền để đầu tư công, đây cũng là một trong những cách cứu doanh nghiệp. Cùng với đó, cần bảo đảm an sinh, bảo đảm cho nguồn cầu không giảm để những người sản xuất nhỏ lẻ vẫn có thể kinh doanh để sống.

Có thể bạn quan tâm

  • Quốc hộibr class=

    Quốc hội “đặt hàng” doanh nghiệp

    09:07, 26/10/2021

  • Chủ tịch Quốc hội: Soạn Luật Sở hữu trí tuệ thì phải rất trí tuệ

    Chủ tịch Quốc hội: Soạn Luật Sở hữu trí tuệ thì phải rất trí tuệ

    22:20, 21/10/2021

  • Có gì đặc biệt trong DOANH NHÂN tháng 10?

    Có gì đặc biệt trong DOANH NHÂN tháng 10?

    08:06, 30/10/2021

  • THỦ TƯỚNG GẶP DOANH NGHIỆP: Mở cửa an toàn, Việt Nam không để đại dịch “kìm chân”

    THỦ TƯỚNG GẶP DOANH NGHIỆP: Mở cửa an toàn, Việt Nam không để đại dịch “kìm chân”

    05:00, 27/09/2021

  • THỦ TƯỚNG GẶP DOANH NGHIỆP: “Các giải pháp tại Nghị quyết 105 sẽ tháo gỡ vướng mắc hiệu quả”

    THỦ TƯỚNG GẶP DOANH NGHIỆP: “Các giải pháp tại Nghị quyết 105 sẽ tháo gỡ vướng mắc hiệu quả”

    03:40, 27/09/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Sức mạnh lòng dân và niềm tin doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO