Đang hiển thị
Tỉnh thành khác
Mới đây nhất theo tiết lộ của ông Nguyễn Xuân Phú - Chủ tịch HDQT tập đoàn Sunhouse, tập đoàn này đã tiến hành M&A thành công với Olympics Cables để sở hữu nhà máy sản xuất tại Việt Nam.
>>Tham vọng của “ông lớn” Sunhouse trong lĩnh vực máy lọc nước R.O
“Khi sản phẩm gia dụng đã phủ sóng khắp nội địa, Sunhouse tận dụng thị trường và uy tín đã có để M&A một nhà máy chất lượng trong lĩnh vực cáp điện đã chúng tôi từng am hiểu. Việc M&A này giúp Sunhouse nắm bắt ngay thời cơ và tự tin trong việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm dây cáp điện”, ông Phú cho biết.
Theo tiết lộ của Sunhouse, nhà máy mà tập đoàn vừa M&A là OVI CABLES (Việt Nam) - là một thành viên của Công ty Olympic Cables thuộc Tập đoàn OSK Group Malaysia, với hơn 40 năm kinh nghiệm sản xuất dây cáp xuất khẩu trên thế giới.
OVI CABLES (Việt Nam) được thành lập vào tháng 9/2006, công suất mỗi năm khoảng 8.000 tấn đồng. Sản phẩm cáp điện phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế (như International Electro Technical Commission (IEC), British Standard (BS), Malaysia Standards (MS), Tiêu chuẩn quốc tế ISO) và đáp ứng nhu cầu của người dân.
Liên quan đến thương vụ M&A mới nhất này, Shark Phú cho biết: “Thay vì xây dựng mới, Sunhouse M&A nhà máy cáp điện OVI CABLES tại Bình Dương để có thể thừa hưởng toàn bộ kinh nghiệm, kiến thức trong sản xuất thiết bị điện và cáp điện cũng như thương hiệu, truyền thống của doanh nghiệp cũ để nhân rộng. Do đó, Sunhouse có thể cung cấp ngay sản phẩm chất lượng cho thị trường Việt Nam”.
Lâu nay, người tiêu dùng biết đến Sunhouse là thương hiệu trong ngành hàng gia dụng nhưng ít ai biết, kinh doanh dây cáp điện mới là một trong những bước đi đầu tiên, tạo nền tảng vững chắc cho Tập đoàn. Những năm đầu khởi nghiệp với tiền thân là Công ty TNHH Phú Thắng được thành lập năm 2000, dây cáp điện là sản phẩm chủ lực, chiếm tới 70% doanh thu của công ty. Đến năm 2003, nhận thấy nhu cầu sử dụng đồ gia dụng, đồ bếp hiện đại của thị trường nội địa là rất lớn, Công ty chuyển hướng sang đầu tư sản xuất và đổi tên thành Công ty Cổ phần Ngôi nhà Ánh Dương (SunHouse).
>>Shark Phú và tham vọng làm chủ công nghệ gốc ở Sunhouse
Do đó, ông Phú khẳng định đây là mảng quen thuộc với Sunhouse. Tuy nhiên, do lựa chọn định hướng sản phẩm mũi nhọn và chủ lực nên Sunhouse tập trung ưu tiên vào việc sản xuất đồ gia dụng trước. "Tôi hi vọng, việc M&A thành công này giúp Sunhouse ghi dấu ấn trong lĩnh vực điện dân dụng và đóng góp nhiều hơn vào chiến lược tăng trưởng ổn định 25-30% của doanh nghiệp" - ông nói.
Trước đó, vào năm 2019, Sunhouse cũng đã đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất đèn LED xuất khẩu trực tiếp đi thị trường Mỹ.
Có thể thấy, đây là những bước đầu tiên trong hành trình dài chinh phục thị trường ngành hàng điện dân dụng đầy cơ hội và thách thức. Người đứng đầu tập đoàn Sunhouse cũng cho biết, từ năm tập đoàn chuyển đổi chiến lược kinh doanh, từ số lượng sang chất lượng. Doanh nghiệp mục tiêu phát triển đồng bộ về các lĩnh vực sản xuất mạch, nhựa, cơ khí, khuôn, điện tử, điện lạnh... Bởi theo ông, đây là hướng đi cần có của mỗi doanh nghiệp nội địa trước làn sóng dịch chuyển FDI.
"Doanh nghiệp nội cần làm chủ về công nghệ và dây chuyền sản xuất, bên cạnh việc chuẩn bị về hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân công. Nếu không làm được điều đó, Việt Nam cũng chỉ là nơi né thuế, là bến đỗ tạm thời mà thôi", ông Nguyễn Xuân Phú nói.
Có thể bạn quan tâm
Chủ tịch Tập đoàn Sunhouse: Niềm tin của khách hàng là vé vào cửa thị trường bền vững
02:50, 27/04/2022
Tham vọng của “ông lớn” Sunhouse trong lĩnh vực máy lọc nước R.O
14:24, 06/04/2022
Chủ tịch Sunhouse Nguyễn Xuân Phú: Doanh nghiệp Việt cần có "nghệ thuật" trong nhận vốn đầu tư FDI
03:14, 01/07/2020