Suốt 10 năm "chao đảo", doanh nhân Đoàn Nguyên Đức còn lại gì?

KHÁNH HÀ 24/11/2020 03:00

10 năm qua, ddoanh nghiệp của ông Đoàn Nguyên Đức gặp khó khăn khiến ông chủ của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai phải bán, cắm cố nhiều tài sản… nhưng hiện vẫn thuộc top siêu giàu trên TTCK.

Cuối tháng 10 vừa qua, ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAG) đã hoàn tất mua 50 triệu cổ phiếu HAG tăng cổ phần tại HAGL từ 326,7 triệu cổ phiếu lên 376,7 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ tăng từ 35,23% lên 40,62% vốn. Khối tài sản quy từ cổ phiếu của Bầu Đức sẽ tăng từ mức 1.643 tỷ đồng lên 1.894 tỷ đồng và vẫn thuộc top siêu giàu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

 “Mất hút” trong xếp hạng người giàu sàn chứng khoán Việt do giá cổ phiếu lao dốc, thế nhưng ông chủ HAGL vẫn có tiềm lực tài chính “khủng”

“Mất hút” trong xếp hạng người giàu sàn chứng khoán Việt do giá cổ phiếu lao dốc, thế nhưng ông chủ HAGL vẫn có tiềm lực tài chính “khủng”

HAGL của ông Đoàn Nguyên Đức trong vài năm gần đây đẩy mạnh tái cấu trúc nhưng khó khăn vẫn còn nhiều.

Ông Đoàn Nguyên Đức từng là người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong 2 năm 2008 và 2009, với tài sản khi đó khoảng 6,2 nghìn tỷ đồng. Sau đó, vị trí giàu nhất từ 2010 tới giờ thuộc về tỷ phú Phạm Nhật Vượng.

Trong một thập kỷ vừa qua, các doanh nghiệp của Bầu Đức gặp rất nhiều khó khăn do đầu tư dàn trải trên nhiều lĩnh vực. Cú đảo chiều từ bất động sản và thủy điện sang lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có trồng cây cao su đã không được như kỳ vọng. Giá cao su giảm mạnh khiến những tính toán của Bầu Đức không trở thành hiện thực.

Những dự án nuôi bò, trồng mía, trồng ớt… để lấy ngắn nuôi dài cũng không có kết quả như mong muốn. Ông Đức đã bán mảng trồng mía cho Thành Thành Công của nhà ông Đặng Văn Thành.

Hiện, HAGL tập trung vào mảng chủ lực là cây ăn trái với sự hỗ trợ từ một cổ đông lớn mới là Thaco của tỷ phú Trần Bá Dương. Bầu Đức tham vọng xây dựng một đế chế nông nghiệp ở khu vực Đông Nam Á.

HAGL tập trung vào mảng chủ lực là cây ăn trái với sự hỗ trợ từ một cổ đông lớn mới là Thaco của tỷ phú Trần Bá Dương.

HAGL tập trung vào mảng chủ lực là cây ăn trái với sự hỗ trợ từ một cổ đông lớn mới là Thaco của tỷ phú Trần Bá Dương.

Sự ổn định tương đối trở lại của HAGL giúp giá cổ phiếu HAG hồi phục. Bên cạnh đó, Bầu Đức vẫn còn giữ lại được vườn cao su rộng lớn lên tới hơn 30 nghìn hecta, dự kiến sẽ được khai thác toàn bộ vào 2022.

Trong quý II/2020, doanh thu của HAGL đã tăng trở lại và ghi nhận lợi nhuận từ hoạt động cốt lõi. Chi phí tài chính của HAGL (chủ yếu là lãi vay) cũng giảm đáng kể nhưng các khoản nợ cá nhân, tổ chức và trái phiếu vẫn còn lớn.

Tham vọng cuối của Bầu Đức giờ là mảng nông nghiệp. HAGL Agrico (HNG) sau thời gian tái cấu trúc cùng với sự tham gia của Thaco của ông Trần Bá Dương gần đây cũng đã nhận được tín hiệu tích cực.

Cổ phiếu HNG của HAGL Agrico (một công ty con của HAGL) được chuyển từ diện kiểm soát sang diện cảnh báo bắt đầu từ ngày 7/9. Lý do là bởi HAGL Agrico có lãi ròng 6 tháng đầu năm 2020 (11 tỷ đồng), lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 30/6/2020 giảm về âm 2 tỷ đồng.

Đây là một tín hiệu tích cực nữa đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp của ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) sau khi đại gia từng giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam bắt tay với tỷ phú USD Trần Bá Dương từ cuối 2018.

Theo kế hoạch đặt ra cho năm 2020, HAGL Agrico sẽ có doanh thu tăng 2,3 lần so với năm trước lên hơn 4,3 nghìn tỷ đồng; lãi trước thuế 566 tỷ đồng. Đây là một kế hoạch đầy tham vọng. Tuy nhiên, cũng như các doanh nghiệp khác, HNG gặp khó khăn bởi đại dịch Covid-19.

Trong nửa đầu năm, HAGL Agrico chỉ thực hiện được 27% chỉ tiêu doanh thu và khoảng 2% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế. Doanh thu nửa đầu năm đã tăng 49% so với cùng kỳ lên gần 1.170 tỷ đồng, với nguồn thu chủ yếu đến từ cây ăn trái.

Dù vậy, những tín hiệu ban đầu cho thấy doanh nghiệp hoạt động trong mảng nông nghiệp của Bầu Đức đã có những bước hồi phục đáng kể.

Trước đó, Bầu Đức nổi tiếng là một doanh nhân tham vọng và nhạy bén trong việc đón đầu các xu hướng đầu tư lớn. Ông là người đi đầu trong nhiều lĩnh vực như gỗ, bất động sản, thủy điện, trồng cao su ở nước ngoài, mía đường… và cũng là người dần rút và chuyển sang các lĩnh vực khác.

Những khó khăn do đầu tư dàn trải trong cả thập kỷ trước đó đã buộc Bầu Đức phải bán hầu hết các tài sản lớn, từ bất động sản, thủy điện trong nước cho tới dự án bất động sản lớn tại Myanmar để giải quyết vấn đề thanh khoản khi mà dòng tiền của tập đoàn không đủ để bù đắp cho những khoản lãi vay và nợ gốc khổng lồ.

Sự xuất hiện của Thaco của tỷ phú USD Trần Bá Dương đang giúp vực dậy đế chế nông nghiệp mà ông Đoàn Nguyên Đức đã xây dựng trong nhiều năm qua.

Theo một thỏa thuận được 2 bên ký kết hồi tháng 8/2018, Thaco và nhóm cổ đông sẽ sở hữu 35% tổng số cổ phần của HAGL Agrico (doanh nghiệp quản lý mảng nông nghiệp của HAGL). Thaco cũng sẽ sở hữu 65% Công ty HAGL Myanmar.

Có thể bạn quan tâm

  • "Người hùng" Mai Hữu Tín

    03:05, 23/11/2020

  • Chủ tịch MWG Nguyễn Đức Tài: Doanh nghiệp không sẵn sàng thay đổi sẽ chết

    Chủ tịch MWG Nguyễn Đức Tài: Doanh nghiệp không sẵn sàng thay đổi sẽ chết

    03:00, 22/11/2020

  • Chủ tịch HĐQT Thiên Minh Group:

    Chủ tịch HĐQT Thiên Minh Group: "Du lịch còn tồn tại là được"

    03:00, 21/11/2020

  • Những doanh nhân nổi tiếng trên thương trường xuất thân từ nhà giáo

    Những doanh nhân nổi tiếng trên thương trường xuất thân từ nhà giáo

    04:00, 20/11/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Suốt 10 năm "chao đảo", doanh nhân Đoàn Nguyên Đức còn lại gì?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO