Đđiện toán đám mây giúp các doanh nghiệp SME tối ưu hóa quy trình làm việc; tăng cường khả năng tự động hóa; tiết kiệm thời gian, nguồn lực và cải thiện hiệu suất tổng thể.
Điện toán đám mây đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc cách mạng công nghệ của thế kỷ 21, dự kiến đạt giá trị 947,3 tỷ USD vào năm 2026. Lượng dữ liệu toàn cầu dự kiến đạt 200 zettabytes vào năm 2025, khẳng định tầm quan trọng của điện toán đám mây trong thúc đẩy kinh tế và hiệu suất kinh doanh của các doanh nghiệp. Sự phát triển mạnh mẽ của điện toán đám mây đã làm thay đổi cách thức vận hành của các doanh nghiệp, từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đến những tập đoàn lớn.
Điện toán đám mây (Cloud Computing) đã và đang thúc đẩy sự đổi mới và tăng trưởng của các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực; nhờ khả năng mở rộng linh hoạt, tiết kiệm chi phí, và tích hợp với các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (machine learning),...
Với sự tích hợp của AI và machine learning, điện toán đám mây giúp các doanh nghiệp SME tối ưu hóa quy trình làm việc; tăng cường khả năng tự động hóa; tiết kiệm thời gian, nguồn lực và cải thiện hiệu suất tổng thể. Nhờ có điện toán đám mây, các doanh nghiệp SME không cần đầu tư quá nhiều vào cơ sở hạ tầng vật lý mà chỉ cần trả chi phí theo mức sử dụng; giúp tiết kiệm đáng kể chi phí vận hành và linh hoạt hơn trong việc mở rộng quy mô. Ngoài ra, điện toán đám mây hỗ trợ các doanh nghiệp SME triển khai các ứng dụng và dịch vụ mới, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn.
Doanh nghiệp SME cần đầu tư vào đào tạo và nâng cao kỹ năng cho nhân viên thông qua các khóa học, hội thảo và chương trình đào tạo nội bộ, nhằm đảm bảo nhân sự luôn cập nhật với những xu hướng mới về công nghệ điện toán đám mây và an ninh mạng. Đồng thời, các doanh nghiệp SME cũng cần lập kế hoạch chi tiết cho việc triển khai và tích hợp công nghệ đám mây, bao gồm việc xác định các ứng dụng cần thiết, lộ trình chuyển đổi và quản lý tài nguyên. Việc thường xuyên kiểm tra, nâng cấp hệ thống, sử dụng mã hóa dữ liệu và xác thực đa yếu tố để phát hiện và ngăn chặn tấn công mạng sẽ giúp doanh nghiệp bảo vệ dữ liệu và thông tin khách hàng một cách tối ưu.
Ngoài ra, tối ưu hóa chi phí và tài nguyên cũng là một yếu tố quan trọng. Các doanh nghiệp SME nên sử dụng điện toán đám mây để quản lý và tối ưu hóa tài nguyên một cách hiệu quả, đảm bảo chỉ trả chi phí cho những gì thực sự sử dụng.
Trong bối cảnh xu hướng điện toán đám mây đang bùng nổ, VNPT Cloud chính là giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp SME tận dụng tối đa tiềm năng của công nghệ, tối ưu hóa chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh. Là dịch vụ cung cấp hạ tầng Công nghệ thông tin trên nền tảng điện toán đám mây được phát triển bởi Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, VNPT Cloud mang đến một loạt các giải pháp và dịch vụ đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp và cá nhân, từ máy chủ ảo, lưu trữ web, giải pháp sao lưu dữ liệu đến kết nối mạng an toàn. VNPT Cloud ứng dụng trí tuệ nhân tạo tiên tiến và các biện pháp bảo mật hàng đầu, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho dữ liệu của khách hàng. Hybrid cloud do VNPT Cloud cung cấp cho phép doanh nghiệp linh hoạt quản lý và sử dụng tài nguyên mạng. Đặc biệt, dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7 và tư vấn chuyên nghiệp của VNPT đảm bảo khách hàng luôn nhận được sự hỗ trợ kịp thời và chất lượng.
Với những tính năng ưu việt và giá trị lợi ích mang lại, VNPT Cloud là lựa chọn hàng đầu cho doanh nghiệp thời chuyển đổi số, giúp khách hàng trải nghiệm hạ tầng công nghệ điện toán đám mây hàng đầu thị trường, an tâm về chất lượng và bảo mật. Hiện VNPT Cloud đã được triển khai tại 63/63 tỉnh thành cả nước. Để được biết thêm thông tin chi tiết về các gói dịch vụ liên quan đến VNPT Cloud, quý khách vui lòng liên hệ theo một trong những thông tin dưới đây: Website: https://onesme.vn Hotline: 1800 1260.
Nguồn tài liệu tham khảo:
https://spacelift.io/blog/cloud-computing-statistics
https://onesme.vn/blog/san-pham/vnpt-cloud.html