Tác hại của việc sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông: Biết rồi nhưng "nói mãi không được”

Diendandoanhnghiep.vn Những mỹ từ dành cho rượu, bia phần nào khiến cho chúng ta đã quên hay cố tình quên đi bi kịch do đồ uống có cồn mang lại, nhất là các vụ tai nạn từ rượu, bia.

>> Xử phạt hành vi ép buộc người khác uống rượu bia: Có phạt được không?

Vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng khiến 3 người trong một gia đình ở Bắc Giang tử vong đêm 2/6 là một ví dụ đau lòng cho việc người tham gia giao thông có nồng độ cồn trong người.

Theo đó, khoảng 23 giờ 30 ngày 2/6, ông Nguyễn Quốc Thịnh (35 tuổi, trú P.Ngô Quyền, TP.Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) lái xe ô tô Audi mang biển 98A-499.44 di chuyển trên đường Hùng Vương, hướng đi đường Xương Giang, TP.Bắc Giang.

 Hiện trường vụ tai nạn giao thông khiến 3 người trong gia đình tại Bắc Giang tử vong. Ảnh FB.

Khi xe đến khu vực ngã tư Hùng Vương - Hoàng Văn Thụ, đoạn thuộc Tổ 2 (P.Ngô Quyền, TP.Bắc Giang) thì xảy ra va chạm với xe máy mang biển số 98B2-755.90 do ông Nguyễn Mạnh H. (48 tuổi, trú P.Thọ Xương, TP.Bắc Giang) cầm lái, chở theo vợ và con gái.

Cú tông mạnh khiến ông H., bà Dương Thị Q. (44 tuổi, vợ ông H.) và bé Nguyễn Thùy D. (13 tuổi, con gái ông H.) tử vong tại chỗ. Xe ô tô và xe máy bị hư hỏng nặng.

Thời điểm xảy ra tai nạn, xe ô tô di chuyển với tốc độ khá cao, qua kiểm tra, ông Nguyễn Quốc Thịnh - lái lái xe ô tô có nồng độ cồn 0,604mg/lít khí thở

Trước báo động trên, vào chiều 3/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ban hành Công điện gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; cơ quan trung ương của các đoàn thể; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Ủy ban An toàn giao thông quốc gia về việc chấp hành quy định về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Đọc bài báo phát đi thông tin về Công điện của Thủ tướng mà cá nhân tôi giật mình, nhưng ngẫm lại nó cũng tương tự như bao Công điện hỏa tốc mang tính đốc thúc khác của Thủ tướng trong các lĩnh vực thời gian qua. Nhưng có điều để chúng ta phải suy nghĩ: Phải chăng Luật phóng chống tác hại rượu bia không có hiệu quả?

Theo Công điện, trong 5 tháng đầu năm 2022, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tình hình trật tự, an toàn giao thông tiếp tục có chuyển biến tích cực, tai nạn giao thông tiếp tục giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương so với cùng kỳ năm 2021.  

Tuy nhiên, số người chết do tai nạn giao thông chỉ giảm 30 người (giảm khoảng 1,07%), thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra; còn xảy ra một số vụ tai nạn giao thông có hậu quả nghiêm trọng mà nguyên nhân là do người vi phạm nồng độ cồn điều khiển phương tiện tham gia giao thông; trong đó, có một số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong cơ quan nhà nước vi phạm nồng độ cồn điều khiển phương tiện gây tai nạn giao thông.

>> Xúi giục, lôi kéo người khác uống rượu, bia có thể bị phạt tới 3 triệu đồng

>> Nghị định 100 tác động thế nào tới các ngành phụ trợ đi kèm rượu bia?

>> Lạm dụng rượu bia - đừng “ngụy biện” là… “văn hóa”!

Tôi chợt gõ từ khóa “các vụ án trên bàn nhậu”, chỉ trong vòng 0,42 giây trên google với đã cho ta 5.412.000 kết quả. Con số đó cho ta thấy tác hại của việc xử dụng bia rượu không chỉ là vấn đề tham gia giao thông. Điều đáng nói ở đây, nhiều người quên mất rằng việc uống rượu, bia không chỉ là gây tai nạn mà còn là hậu quả của các vụ xung đột dẫn đến thương vong rất nhiều.

Đồng thời, một điểm chung ai cũng thấy là các lái xe uống bia rượu, dùng ma tuý hầu hết đều hạn chế khả năng điều chỉnh hành vi, cá biệt có trường hợp thiếu kiềm chế, mất tự chủ dẫn đến thái độ không chấp hành, kháng cự lại lực lượng chức năng.

Nhìn ra thế giới, các quốc gia như Na-uy, Indo, Singapore, Hong Kong, Hàn Quốc...hiện đã cấm quảng cáo bia rượu trên truyền hình, hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. Ở các nước Bắc âu nói chung thì không những bia rượu bị đánh thuế rất nặng, mà cũng chỉ được bán vào những dịp lễ hội cụ thể trong năm.

Hoặc cũng câu chuyện dùng bia rượu giữa Việt Nam với nước ngoài cũng rất khác nhau. Nếu như người Châu Âu nói chung cũng thường uống rượu bia trong những dịp gặp mặt, hội hè… nhưng cách uống rất khác người Việt. Đó là họ uống với tốc độ rất chậm, chủ yếu để cảm nhận hương vị và đặc tính của từng loại, hoặc cùng nhau uống vài ly nhỏ để trò chuyện xã giao những khi rỗi rảnh. Còn ở Việt Nam, tôi thấy nhiều người uống bia rượu để thể hiện đẳng cấp, phong độ.

Và chỉ trong chốc lát, mọi người đều chóng say xỉn mà quên mất họ phải tự chạy xe về nhà. Chưa nói đến vấn đề sức khỏe của bản thân, người say xỉn khi lưu thông trên đường phố rất dễ gây ra tai nạn giao thông.

Nhiều vụ tai nạn giao thông liên quan quan đến rượu, bia

Nhiều vụ tai nạn giao thông liên quan quan đến rượu, bia

Thực tế trên phần nào cho thấy, sở dĩ Việt Nam là nước tiêu thụ bia cao nhất Đông Nam Á và thứ 3 châu Á sau Nhật Bản, Trung Quốc là do tính sẵn có của loại đồ uống này. Nó được bán ở khắp mọi nơi, từ hàng quán, tạp hoá, chợ búa nên người dân không cần tốn công để tìm.

Ngoài ra, dường như đàn ông ở Việt Nam cũng gánh một phần áp lực xã hội trong chuyện uống bia rượu. Áp lực này rõ nét nhất trong các nhóm quen nhau trong xã hội, ví dụ như bạn bè, người quen, đồng nghiệp… và cũng rất rõ nét đối với văn hóa làm ăn ở đây. Tôi không có ý cho rằng đây là nhân tố chính dẫn đến chuyện bia rượu được tiêu thụ nhiều, nhưng rõ ràng đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng.

Nhưng nói gì đi nữa thì chúng ta cũng phải thừa nhận một thực tế về bia rượu đó là: Rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh, chấn thương và là nguyên nhân gián tiếp của ít nhất 200 loại bệnh tật nằm trong danh mục phân loại bệnh tật quốc tế. Là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều vụ ẩu đả và tai nạn giao thông.

Thật không phải ngẫu nhiên mà Luật Phòng chống tác hại của rượu bia ra đời và có hiệu lực kịp thời ngay thời điểm đầu năm mới 2020. Và nó đem đến nhiều niềm vui lẫn kỳ vọng cho người dân vì nó sẽ góp phần giảm tai nạn giao thông, những cái chết thương tâm.

Tuy nhiên, với Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến các cơ quan ban ngành về việc chấp hành quy định về phòng, chống tác hại của rượu, bia  mới đây cho thấy việc thực thi Luật Phòng chống tác hại của rượu bia còn nhiều hạn chế. Vẫn tồn tại vấn đề mang tính cố hữu: Biết rồi, nhưng nói mãi không được!

Đã đến lúc Việt Nam đưa ra các biện pháp mạnh để đưa đất nước ra khỏi vị trí không mấy tốt đẹp trong khu vực hay thế giới về tiêu thụ loại đồ uống có cồn. Cần phải thực hiện một cách quyết tâm chính trị cao vì sức khỏe tinh thần của nhân dân.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tác hại của việc sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông: Biết rồi nhưng "nói mãi không được” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714132289 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714132289 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10