TÀI CHÍNH ĐA CHIỀU: Ngân hàng nhỏ và sức ép tăng vốn lớn

Diendandoanhnghiep.vn Ở mức vốn điều lệ 3.171 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank, UPCoM: BVB) vẫn đang nằm trong nhóm các nhà băng vừa đủ vốn pháp định tối thiểu.

Nhưng tới đây, ngân hàng này có thể sẽ rời chiếu nhóm vốn điều lệ thấp nhất.

Rời vốn pháp định tối thiểu 3.000 tỷ đồng là yêu cầu của NHNN dành cho các ngân hàng TMCP

Rời vốn pháp định tối thiểu 3.000 tỷ đồng là mục tiêu của nhiều ngân hàng TMCP

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 (ĐHĐCĐ) của Ngân hàng Bản Việt mới đây đã thông qua phương án phát hành cổ phần tăng vốn điều lệ tối đa 1.052 tỉ đồng trong năm 2021 và năm 2022 nhằm gia tăng tiềm lực tài chính và phục vụ cho chiến lược phát triển trung và dài hạn của ngân hàng.

Theo kế hoạch của Bản Việt, việc tăng vốn sẽ diễn ra 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 dự kiến sẽ nâng vốn điều lệ lên mức 4.221 tỉ đồng, từ phương án phát hành tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ 15%. Giai đoạn 2 ngân hàng tiếp tục tăng vốn điều lệ tối đa 501 tỷ đồng theo 02 phương thức: (i) tăng vốn điều lệ theo hình thức phát hành cổ phiếu ra công chúng (phát hành cho cổ đông hiện hữu), (ii) tăng vốn điều lệ theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong ngân hàng (ESOP). Như vậy nếu hoàn tất cả 2 giai đoạn, vốn điều lệ của Bản Việt sẽ đạt khoảng 4.722 tỉ đồng, vẫn ở nhóm ngân hàng có vốn điều lệ dưới 5 nghìn tỷ.

Hiện trên thị trường, nhóm ngân hàng có vốn điều lệ từ 3.000- 5.000 tỷ đồng có thể điểm danh gần 10 tổ chức với một số thương hiệu quen thuộc như: Bao Viet Bank, Đong A Bank, Vietbank, VietABank, Nam A Bank, PG Bank... Trong đó, chỉ rất ít ngân hàng đang có vốn điều lệ "nằm sàn" sát mức 3.000 tỷ đồng như PG Bank, Bao Viet Bank hay Bản Việt, phần lớn các ngân hàng đều đã cố gắng tăng vốn điều lệ lên trên 4.000 tỷ đồng và đạt mức 5.000 tỷ đồng. Các ngân hàng này, cũng như các ngân hàng lớn khác, đều đã và đang có những động thái tích cực nhằm tăng vốn điều lệ thông qua các kế hoạch tại kì ĐHĐCĐ thường niên năm nay. 

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng trong bối cảnh hiện nay, những quy định an toàn vốn theo Basel II buộc các ngân hàng phải có đủ năng lực tài chính để dự phòng rủi ro tín dụng trong tương lai. Hạn mức tín dụng được xác định trên vốn tự có, do đó, không tăng được vốn, đồng nghĩa là cánh cửa cho vay sẽ khép lại. "Bởi vậy, ngay cả những ngân hàng đã tăng vốn thành công vẫn đang tiếp tục tìm kiếm nguồn vốn từ nhà đầu tư chiến lược bởi vốn càng lớn, khả năng trụ vững của ngân hàng càng cao", chuyên gia nhận định. 

Cuộc đua tăng vốn rõ rằng không loại trừ một ai bao gồm cả những ngân hàng lớn như Vietcombank, VietinBank, BIDV cho đến các ngân hàng TMCP chiếu trên như Techcombank, VPBank, MBB, VIB, HDB, ACB... Trong đó, nếu như cuộc đua tăng vốn top trên đang diễn ra căng thẳng và ngoạn mục đặc biệt với kế hoạch với tăng vốn khủng lên mức dẫn đầu hệ thống tới 75.000 tỷ đồng của VPBank mới công bố, thì ở nhóm dưới, cuộc đua này cũng không kém phần quyết liệt. Nếu loại trừ các ngân hàng 0 đồng đang thuộc sở hữu quốc doanh không có động tĩnh gì vì không phải thông qua "cơ quan quyền lực cao nhất" tại doanh nghiệp cổ phần là ĐHĐCĐ, thì gần như 100% các ngân hàng có vốn cổ phần trong năm nay, đều nhắc đến câu chuyện phát hành tăng vốn thông qua phát hành riêng lẻ, chia cổ tức và phát hành ESOP khi đại hội.

Với trường hợp của ngân hàng Bản Việt, động thái tăng vốn được cho là nỗ lực đồng thời cũng là tất yếu của ngân hàng sau quá trình lên sàn thành công trong năm 2020. Và Bản Việt đang có những bước thay đổi để hướng đến lột xác hình ảnh của một ngân hàng "chiếu dưới". 

Năm 2020, Bản Việt đã đạt kết quả khá tích cực với tổng tài sản ngân hàng tăng 18% so với 2019; huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư đạt gần 47 ngàn tỷ đồng, dư nợ cấp tín dụng hơn 40 ngàn tỷ đồng, tăng lần lượt là 24% và hơn 16% so với 2019. Hoạt động bán lẻ tiếp tục duy trì sự tăng trưởng với doanh thu ngoài lãi chiếm 22% tổng doanh thu, tăng hơn 59% so với 2019, trong đó thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ tăng hơn 57%. Tổng số lượng khách hàng cũng tăng hơn 50% nhờ vào việc phát triển lĩnh vực ngân hàng số và các tiện ích.

Tại cuối 31/12/2020, lợi nhuận của ngân hàng đạt 201 tỷ đồng, hoàn thành đúng kế hoạch được thông qua tại ĐHĐCđ 2020. Đóng góp chính vào việc hoàn thành lợi nhuận đến từ sự tăng trưởng về quy mô tài sản và tăng trưởng quy mô tín dụng, thu nhập từ xử lý nợ và quản lý chặt chẽ chi phí hoạt động của ngân hàng.

Tính trên toàn hệ thống, ngân hàng Bản Việt cũng ghi điểm quản trị rủi ro khi khi là một trong các ngân hàng đầu tiên hoàn thành cả 3 trụ cột Basel II, xử lý sạch nợ xấu tại VAMC. Bên cạnh đó, hoạt động ngân hàng số đã thể hiện hiệu quả với kết quả mà ngân hàng này công bố là số lượng khách hàng đăng ký mới qua kênh ngân hàng điện tử tăng gấp 3 lần, giá trị giao dịch và số lượng giao dịch tăng lần lượt gấp 4 và 8 lần, tổng thu nhập hoạt động qua kênh ngân hàng điện tử tăng gấp 10 lần.

Thách thức của Bản Việt lúc này làm thế nào để mở rộng quy mô vốn hơn nữa nhằm tiếp cận thị trường tốt hơn, phát huy lợi thế của việc hoàn thành Basel II và tiến đến sẵn sàng cho chuẩn Basel II. Đồng thời, quy mô nguồn lực mới cũng sẽ góp phần giải quyết câu chuyện đầu tư chuyển đổi số theo chiến lược ngân hàng này vạch ra. Bao gồm: Linh hoạt xây dựng khẩu vị rủi ro để tiếp tục đồng hành cùng khách hàng và giữ vững sự tăng trưởng quy mô tín dụng; tạo đột phá trong kinh doanh bán lẻ; đẩy mạnh kinh doanh số để trở thành ngân hàng có chỉ số sinh lời hiệu quả và mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Tăng vốn để đảm bảo các tiêu chuẩn quản trị rủi ro nghiêm ngặt theo chuẩn Basel II và là cơ sở để mở rộng hạn mức tín dụng, đây cũng là yêu cầu tự thân trong cuộc cạnh tranh đầu tư

Tăng vốn để đảm bảo các tiêu chuẩn quản trị rủi ro nghiêm ngặt theo chuẩn Basel II và là cơ sở để mở rộng hạn mức tín dụng; cũng là yêu cầu tự thân trong cuộc cạnh tranh đầu tư "ngốn tiền" khi chuyển đổi số và mở rộng mạng lưới của các ngân hàng

Bản Việt hiện đang đặt tham vọng với các chỉ tiêu 2021 cao: Tổng tài sản đạt 80 ngàn tỷ đồng, tăng 31%; huy động vốn đạt 58.500 tỷ đồng, tăng 25%; dư nợ cấp tín dụng đạt 48 ngàn tỷ, tăng 20%((tốc độ tăng trưởng tín dụng phụ thuộc vào sự chấp thuận của NHNN); lợi nhuận trước thuế đạt 290 tỷ, tăng 45%.

Ngân hàng cho biết năm 2021, đã được Ngân hàng Nhà Nước chấp thuận mở mới thêm 04 Chi nhánh và 19 Phòng giao dịch, nâng tổng số điểm giao dịch của ngân hàng lên 110 điểm trên tổng số 30 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Việc được chấp thuận gia tăng điểm giao dịch trong năm 2021 này cũng cho thấy được sự tăng trưởng về quy mô tổng tài sản và tiềm lực phát triển của Bản Việt trong tương lai. Mặt khác, đó chính là phần phản ánh áp lực quy mô tăng vốn tương xứng với hệ thống mạng lưới chi nhánh phòng giao dịch ngày càng mở rộng của các ngân hàng. 

Dù vậy, ngay cả ở kế hoạch tăng vốn điều lệ rất tích cực của Bản Việt nói riêng, và của nhiều ngân hàng đang nỗ lực thoát chiếu top dưới nói chung thông qua chủ yếu là phát hành cổ phiếu, thì sức ép tại những vạch đích lại vẫn vô cùng lớn. Bởi cuộc rượt đuổi tăng vốn này không diễn ra chỉ một phía các ngân hàng nhỏ mà là đồng đều trên toàn hệ thống. Chẳng hạn như đặt đích nhắm tăng vốn của năm 2021 và 2022 hoàn thành, Bản Việt sẽ đạt tầm vốn điều lệ ngang bằng của Vietbank theo chấp thuận của NHNN hồi đầu năm. Song, cả 2 ngân hàng vẫn nằm trong nhóm vốn điều lệ dưới 5.000 tỷ đồng, nhóm mà sức cạnh tranh ngày càng khốc liệt và thị phần o ép hơn khi các ngân hàng lớn ngày càng lớn hơn, vượt xa các ngân hàng nhỏ. Và như vậy, cuộc rượt đuổi tăng vốn dường như sẽ không dừng lại.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết TÀI CHÍNH ĐA CHIỀU: Ngân hàng nhỏ và sức ép tăng vốn lớn tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714104821 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714104821 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10