Tài chính nhúng trong nền kinh tế dữ liệu

Diendandoanhnghiep.vn Tài chính nhúng (Embedded Finance) với các startups “phi tài chính” (non-fintech startups) sẽ tạo giá trị mới đặc biệt khi kết hợp với ngân hàng và khai thác hiệu quả dữ liệu.

>>> Chuỗi giá trị kinh tế dữ liệu

Chủ đề về tài chính nhúng là có vẻ mới mẻ đối với không ít người. Tuy nhiên trên thực tế, xu hướng này đã không hề xa lạ với các doanh nghiệp phi tài chính, doanh nghiệp dịch vụ, trong nền kinh tế chuyển đổi số của Việt Nam.

Các diễn giả chia sẻ tại Hội nghị thường niên, chủ đề Tài chính nhúng

Các diễn giả chia sẻ tại Hội nghị thường niên, chủ đề Tài chính nhúng 2022

Tại Hội nghị tài chính nhúng - Embedded Finance Summit 2022, do Credify tổ chức vừa diễn ra hôm nay 23/9 tại TP HCM, các chuyên gia hàng đầu trong ngành tài chính, công nghệ tài chính, bảo hiểm, thẩm định tín dụng và thương mại điện tử…, cùng các doanh nghiệp, thương hiệu như Bảo hiểm Bảo Minh, Tập đoàn Novaland, Giải pháp thanh toán OnePay, Tập đoàn công nghệ Nhật Bản TIS, Công ty công nghệ TP&P Technology, và với sự đồng hành của các đối tác Tài chính tiêu dùng OCB Com-B, Ngân hàng Quân đội MB, Giá Kho Group, Chợ Deli, Vietguys, Tổ chức tài chính quốc tế IFC, Haravan, Med247, Paretix, HouseCare, iQi Health... đã mang đến những thông tin và góc nhìn nhiều giá trị,  cũng như các chia sẻ bên lề để khách hàng hiểu rõ thêm về tài chính nhúng và các ứng dụng của tài chính nhúng sâu rộng vào thương mại điện tử, bán lẻ, F&B… 

Ông Nguyễn Viết Châu - Giám đốc Sáng tạo số Ngân hàng Quân đội (MB), cho rằng tài chính nhúng trong nền kinh tế hiện tại đã cho phép các khách hàng có thể tham gia rất nhiều app khác nhau. "Dịch vụ tài chính nhúng đã diễn ra và không phải gì quá xa lạ. Ví dụ như mua trả góp cửa hàng là đã nhúng một ngân hàng vào dịch vụ vào. Tuy nhiên việc  xử lý các vấn đề phát sinh sau tài chính nhúng sao cho đảm bảo trải nghiệm khách hàng tốt nhất, các bên tham gia đạt hiệu quả nhất, ví dụ việc việc trả nợ như thế nào sẽ phát sinh nhiều vấn đề mới, nếu không giải quyết được còn tệ hơn trải nghiệm truyền thống. Chẳng hạn như việc chia sẻ dữ liệu, bảo mật dữ liệu khách hàng là vô cùng quan trọng, trong khi đó khách hàng tuy sử dụng dịch vụ tài chính nhúng nhưng không hẳn muốn cửa hàng biết sức khỏe tài chính, chuyến đi tiếp theo của mình hay mình có muốn mua bất cứ sản phẩm gì khác nữa... Vì vậy, để phát triển tốt hơn cho khách hàng, bước đi chắc chắn của ngành tài chính sẽ là tài chính nhúng, và đó cũng là cơ hội phát triển cho những ngân hàng, tổ chức có hệ sinh thái tốt nhất".

Cũng theo Giám đốc Sáng tạo số của MB, một "winning strategy", tức một  chiến lược để chiến thắng trong việc áp dụng tài chính nhúng cho ngân hàng, đó là: “Khi ngân hàng triển khai super app, việc tăng trưởng số lượng người dùng từ 2-3 triệu lên 10 triệu là việc khó, nhưng vẫn làm được. Tuy nhiên, nếu đặt mục tiêu có thể hướng tới phục vụ cho 40-50 triệu người dùng tại Việt Nam, ngân hàng cần phải kết nối với nhiều đối tác thị trường thông qua các đơn vị trung gian, các nền tảng tài chính nhúng. Tài chính nhúng giúp chúng tôi chuẩn hoá một số dịch vụ của mình để dễ kết nối với bên thứ ba. Lấy ví dụ chỉ cần kết nối với Grab, ngay lập tức chúng tôi có thể tiếp cận được tới một số lượng người dùng lớn với phí thu khách hàng hợp lý hơn".

Tài chính nhúng đặt trong thế kỷ 21, thế kỷ của 4.0, thế kỷ mà dữ liệu được xem là "dầu mỏ mới", các chuyên gia cũng dự đoán thách thức triển khai dịch vụ vừa ngày càng thuận lợi hơn, có thể cung cấp dịch vụ tốt hơn, cá nhân hóa cao hơn, nhưng cũng nhiều thách thức hơn đặc biệt với bài toán xây dựng mô hình số hóa, khai thác và bảo mật dữ liệu.

Ông Makoto Tominaga, CEO của Credify đặt ra vấn đề là chúng ta đang ở giai đoạn đầu của sự bùng nổ dữ liệu. Ngay bây giờ, dữ liệu của chúng ta có thể là một Zettabyte (1ZB), nhưng dự đoán đến 2025 chúng ta tạo ra khối lượng dữ liệu khủng khiếp mỗi ngày có thể lên tới 181 ZB. Câu hỏi làm sao tận dụng được trong bối cảnh tài chính hiện nay, và với thói quen trước đây còn phụ thuộc vào một số kho dữ liệu Nhà nước quản lý, cung cấp như Bộ Tài chính, CIC... còn bây giờ điều đó đã thay đổi.

TS Henry Lam, Giám đốc Ngân hàng số doanh nghiệp của Techcombank chia sẻ, thực tế không có nhiều quốc gia có đủ dữ liệu ngay để chuyển đổi số. Do đó các nước vừa chuyển đổi số vừa tạo ra dữ liệu, đồng thời xây dựng mô hình chuyển đổi trên cơ sở dữ liệu.

Hội nghị thu hút các doanh nghiệp ứng dụng tài chính nhúng ứng dụng của tài chính nhúng sâu rộng vào thương mại điện tử, bán lẻ, F&B

Hội nghị thu hút các doanh nghiệp ứng dụng tài chính nhúng sâu rộng trong thương mại điện tử, bán lẻ, F&B...

Do đó ông cho rằng Việt Nam trong tương lai có thể học tập Trung Quốc để xây dựng mô hình và phát triển vho vay kỹ thuật số dựa trên dữ liệu, đó trước hết phải là mô hình hệ sinh thái tập trung có quyền cung cấp dữ liệu tài chính. Theo đó, tài chính số sẽ "ưu tiên" các tổ chức có hệ sinh thái như Vingroup, MB... và nhiều doanh nghiệp khác nhau sẽ sớm theo xu hướng thúc đẩy mạnh mô hình hệ sinh thái. Ngoài hàng không, ngoài ngân hàng đã khai thác dữ liệu, nhiều doanh nghiệp Việt đã đưa tài chính nhúng bước đầu vào phục vụ người tiêu dùng, nhưng chưa đạt đến kết quả, độ trưởng thành cao. Mô hình số hóa của chúng ta nhìn chung chưa sẵn sàng để đi đến hoàn thiện nhưng đang diễn ra và tiếp tục diễn ra.

Nhìn chung, các diễn giả nhận định, các doanh nghiệp ngân hàng, fintech và non-fintech đều sẽ theo xu hướng tham gia vào tài chính nhúng. Họ tin rằng các startups của hầu hết mọi ngành như E-commerce, POS SaaS, hoặc Proptech cũng đều có thể chuyển sang lĩnh vực công nghệ tài chính fintech. Những startups này không chỉ là trở nên tốt hơn, theo hướng công nghệ, hay chấp nhận rủi ro nhiều hơn. Và hơn thế nữa, đó là về việc tìm kiếm cơ hội kết hợp dữ liệu (data), quy trình (process) và dòng vốn (capital) để tạo nên sản phẩm mới hữu ích và giá trị cho xã hội.

Theo đó, các công ty áp dụng tài chính nhúng (embedded finance) sẽ có lợi thế hơn trong việc phân phối các dịch vụ tài chính vì họ đã có chuỗi phân phối (distribution channel), dữ liệu (data) và tài nguyên (resources). Và lưu ý rằng đây cũng là một thách thức ngược lại với các nhà tài chính truyền thống trong việc mở rộng, kết nối hệ sinh thái "nhúng" của mình.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hải Nam, CEO Việt Nam của Paretix, dịch vụ phát triển nhất của tài chính nhúng tại Việt Nam thời gian tới vẫn sẽ là các khoản cho vay qua POS - thu hút khách hàng tại điểm bán hàng (BNPL).

Tại sự kiện lần này, Credify đã công bố và tổ chức lễ ký kết hợp tác với các đối tác tài chính, bảo hiểm và nền tảng thị trường tham gia vào hệ sinh thái serviceX: Tài chính tiêu dùng OCB Com-B, Bảo hiểm Bảo Minh, Giá Kho Group, Chợ Deli, iQi Health và Paretix.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tài chính nhúng trong nền kinh tế dữ liệu tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711623814 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711623814 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10