Tái định hình doanh nghiệp có trách nhiệm vì quyền trẻ em

Diendandoanhnghiep.vn Hơn 100 doanh nghiệp và các bên liên quan đã tham gia Diễn đàn doanh nghiệp: Tái định hình doanh nghiệp có trách nhiệm vì một thế giới tốt đẹp hơn cho trẻ em.

Diễn đàn do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và UNICEF đồng tổ chức đã giúp cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và các bên liên quan tái định hình các chính sách và thực hành kinh doanh có trách nhiệm, góp phần thúc đẩy quyền trẻ em và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế bền vững của Việt Nam.

Bà Phạm Chi Lan, Chuyên gia Kinh tế cao cấp, kêu gọi các doanh nghiệp tuân thủ luật pháp quốc gia và vượt qua các yêu cầu tuân thủ để thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế về kinh doanh và quyền con người như: Nguyên tắc hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về kinh doanh và quyền con người cũng như quyền trẻ em và các nguyên tắc kinh doanh.

Chuyên gia kinh tế ca cấp chia sẻ tại Diễn đàn

Chuyên gia kinh tế ca cấp chia sẻ tại Diễn đàn

Trong bối cảnh hiện tại của đại dịch COVID-19, các đại diện từ khu vực tư nhân đã nêu bật những thách thức và cơ hội đối với doanh nghiệp và tác động của chúng đối với quyền trẻ em. Một số công ty đã chia sẻ động lực của họ trong việc thực hiện các chính sách thân thiện với các gia đình và các chính sách khác tại nơi làm việc, như là những giải pháp đôi bên cùng có lợi. Nhiều đại biểu đã đưa ra các trường hợp thuyết phục rằng các sáng kiến tốt cho doanh nghiệp, cũng tốt cho cha mẹ và trẻ em, và có tác động tích cực đến cộng đồng và toàn xã hội. Một số ví dụ điển hình bao gồm khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ, hỗ trợ chăm sóc trẻ em, sắp xếp công việc linh hoạt, đào tạo cha mẹ/ người lao động về kiến thức nuôi dạy con cái, phòng ngừa lao động trẻ em, bảo hộ thai sản, bảo vệ và phát triển kỹ năng của lao động trẻ. Những ví dụ về mô hình này có tiềm năng để nhân rộng trong cộng đồng doanh nghiệp.

“Ngoài quy mô chưa từng có của COVID-19, cuộc khủng hoảng này còn tạo cơ hội cho chúng ta tái định hình và xây dựng lại các hệ thống và nền kinh tế mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, bao gồm những người nghèo khổ và dễ bị tổn thương nhất. Chúng ta phải làm việc cùng nhau để giữ cho các nền kinh tế phát triển, tránh thiệt hại lâu dài cho hoạt động kinh doanh và công ăn việc làm, đồng thời hỗ trợ trẻ em, các gia đình và cộng đồng vượt qua tình trạng khẩn cấp toàn cầu này. UNICEF kêu gọi mọi doanh nghiệp – dù là quy mô nhỏ, vừa hay lớn - làm bất cứ điều gì có thể để dự đoán và giảm thiểu tác động tiêu cực đến trẻ em, vì trẻ em là mối quan tâm chung của tất cả chúng ta”, bà Rana Flowers, Trưởng đại diện UNICEF Việt Nam nhấn mạnh.

Các diễn giả chia sẻ tại Diễn Đàn

Các diễn giả chia sẻ tại Diễn Đàn

Ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng Thư ký VCCI cho biết: “Để đảm bảo sự phát triển kinh tế một cách chiến lược, cần phải kinh doanh có trách nhiệm và bền vững. Điều đó có nghĩa là hoạt động kinh doanh phải mang lại lợi ích cho mọi người, bao gồm cả trẻ em, bảo đảm kết hợp chặt chẽ - hợp lý - hài hòa giữa hiệu quả kinh tế với trách nhiệm xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường. Chúng tôi muốn kêu gọi sự hợp tác giữa các bên liên quan nhằm thúc đẩy quyền trẻ em và nguyên tắc kinh doanh (CRBP) để tái định hình mô hình kinh doanh có trách nhiệm, với các chính sách và thực hành kinh doanh có trách nhiệm với xã hội như là một phần trong ADN của các công ty”.

ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng Thư ký VCCI phát biểu

ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng Thư ký VCCI phát biểu

Với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD), các đại biểu cũng thảo luận về cách xây dựng và phục hồi sau đại dịch COVID-19 thông qua chiến lược kinh doanh thân thiện với trẻ em nhằm bảo vệ và thúc đẩy quyền trẻ em qua các sản phẩm, dịch vụ và các dự án phát triển cộng đồng. Một công ty du lịch và lữ hành đã chia sẻ cách họ lồng ghép các vấn đề bảo vệ trẻ em trong quy tắc ứng xử và đào tạo đối tác. Một trong những nhà sản xuất giày dép lớn nhất tại Việt Nam đã nhấn mạnh sự đầu tư dài hạn của công ty vào cộng đồng để cung cấp nước sạch. Cuộc thảo luận cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng quan hệ đối tác giữa doanh nghiệp – tổ chức xã hội và đối tác công - tư.

Đại diện các doanh nghiệp và chuyên gia tham gia Diễn đàn

Đại diện các doanh nghiệp và chuyên gia tham gia Diễn đàn

“Quyền trẻ em và các mguyên tắc kinh doanh giúp doanh nghiệp đầu tư vào trẻ em và thanh thiếu niên một cách khôn ngoan và có chiến lược để đảm bảo tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Trong quá trình thúc đẩy quyền trẻ em trong kinh doanh, doanh nghiệp nên hợp tác với các tổ chức xã hội vì họ gần gũi với trẻ em và thanh thiếu niên, có chuyên môn và kinh nghiệm phong phú trong việc thúc đẩy và đảm bảo quyền trẻ em. Sự hợp tác có thể tạo ra nhiều giá trị được chia sẻ hơn cho cả hai bên và đặc biệt là cho trẻ em và thanh thiếu niên”, bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD) chia sẻ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tái định hình doanh nghiệp có trách nhiệm vì quyền trẻ em tại chuyên mục VCCI của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714127778 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714127778 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10