Hiện nay, hiện nay kinh doanh tác động đến cuộc sống của trẻ em bằng nhiều cách. Trong đó, cộng đồng doanh nghiệp đang giữ vai trò rất quan trọng..
Tuy nhiên, trong thực tiễn, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và trẻ em vẫn còn thiếu những phân tích mang tính chất khoa học và toàn diện. Vì thế, cộng đồng quốc tế vẫn dành sự quan tâm đáng kể cho vấn đề này.
Đáng chú ý, vẫn còn nhiều thách thức khó khăn trong thực hiện quyền trẻ em, như: Nhận thức của cha, mẹ, gia đình, người sử dụng lao động và người môi giới về lao động trẻ em còn hạn chế; nghèo đói… Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ em sớm phải tham gia các hoạt động kinh tế.
Có thể bạn quan tâm
00:48, 14/09/2019
14:04, 09/12/2019
04:38, 09/12/2019
11:03, 26/11/2019
Đồng thời, những hạn chế về cung cấp dịch vụ và khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội, dịch vụ bảo vệ trẻ em, giáo dục nghề nghiệp phù hợp và sự chậm trễ trong phát hiện, can thiệp của cơ quan chức năng trước những vi phạm liên quan đến lao động trẻ em, đặc biệt trong khu vực kinh tế phi chính thức còn rất kém…
Tại hội thảo “Quyền trẻ em và kinh doanh: Giới thiệu hướng dẫn thực hành bình luận chung số 16 của Ủy ban Công ước quyền trẻ em”, ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng thư ký, Giám đốc Văn phòng vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp (VCCI) cho biết, hai thập kỷ trước, phát triển bền vững chủ yếu đề cập tới bảo vệ môi trường, nhưng ngày nay, vấn đề này được tiếp cận bao trùm và toàn diện, không chỉ liên quan đến môi trường và biến đổi khí hậu mà còn là phát triển kinh tế đi liền với đề cao giá trị con người, trong đó có bình đẳng giới và quyền trẻ em, quyền con người.
Để thúc đẩy trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp trong thực hiện quyền trẻ em, những năm gần đây, VCCI đã soạn ra bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững, đo lường được tính bền vững của doanh nghiệp trên 3 chỉ số kinh tế, xã hội và môi trường, và những doanh nghiệp bền vững do VCCI công bố đều là những doanh nghiệp có trách nhiệm, tôn trọng quyền trẻ em.
Đồng thời, VCCI cũng hợp tác với UNICEF và các đối tác để tăng cường nhận thức và năng lực của các doanh nghiệp trong việc tôn trọng quyền trẻ em như được nêu trong pháp luật hiện hành và hướng dẫn quốc tế về Quyền trẻ em và các nguyên tắc kinh doanh.
Bà Rana Flowers, Trưởng đại diện Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) Việt Nam chia sẻ, khi doanh nghiệp thực hiện quyền trẻ em trong kinh doanh thì họ không chỉ thu được lợi nhuận mà còn phát triển bền vững. Bình luận số 16 đưa ra những hành động cần triển khai để đảm bảo những gì tốt nhất có thể cho trẻ em.
Đồng thời, kinh nghiệm từ nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy các doanh nghiệp được hưởng lợi, lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tốt hơn, giữ được đội ngũ nhân viên khi doanh nghiệp quan tâm đến quyền con người và quyền trẻ em, và có những bước đi cụ thể để đảm bảo rằng trong tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chuỗi cung ứng, doanh nghiệp tôn trọng quyền trẻ em, không làm tổn hại đến trẻ em, tạo ra việc làm bền vững cho thanh niên, và tìm tòi những sản phẩm và dịch vụ an toàn đối với trẻ em.
Bà Rana Flowers còn cho hay, nước Ý đã cấm các công ty du lịch sử dụng lao động là trẻ em; Na Uy có các ngân hàng quản lý cách thức tác động đến trẻ em để định hướng đầu tư.
“Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Châu Á, thứ hai trên thế giới phê chuẩn và cam kết thực hiện Công ước LHQ về Quyền Trẻ em. Việc làm này thể hiện trách nhiệm của Chính phủ ở các cấp và các cơ quan, tổ chức trên cả nước trong việc tôn trọng quyền trẻ em, trong đó có doanh nghiệp. Do đó, để thúc đẩy thực hiện quyền trẻ em trong kinh doanh, Chính phủ Việt Nam cần thể hiện được tính giải trình đối với Công ước quốc tế về quyền trẻ em và những doanh nghiệp vi phạm về quyền trẻ em sẽ bị xử lý nghiêm”, bà Rana nhấn mạnh.