“Tài sản đặc biệt” của ngành nhôm

Diendandoanhnghiep.vn Doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam chịu nhiều áp lực khi phải đối mặt với một số vụ việc phòng vệ thương mại từ đầu năm đến nay.

>>> Ngành nhôm Việt Nam đang đối diện với khó khăn kép

Ông Vũ Văn Phụ - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Nhôm Việt Nam

Ông Vũ Văn Phụ - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Nhôm Việt Nam

Ông Vũ Văn Phụ - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Nhôm Việt Nam cho biết:

Nhôm là một mặt hàng đa dạng, được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực công nghiệp và dân dụng. Thị trường của các sản phẩm nhôm rất rộng. Thời gian qua, các doanh nghiệp trong ngành đã nhanh chóng ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất và đào tạo tay nghề cho người lao động.

Sản phẩm nhôm không chỉ phục vụ nội địa mà đã tham gia xuất khẩu. Tuy nhiên, trên thị trường quốc tế, nhất là tại EU và Hoa Kỳ, doanh nghiệp nhôm gặp một số khó khăn nhất định khi liên tục bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.

Mới đây nhất, thị trường lớn Hoa Kỳ chính thức khởi kiện nhôm của Việt Nam và mức thuế đề xuất là 53,7%. Điều này khiến các doanh nghiệp Việt Nam chịu nhiều áp lực, nhất là ngành nhôm Việt Nam còn non trẻ, kinh nghiệm ứng phó và tham gia các vụ việc phòng vệ thương mại chưa nhiều. Chưa kể, việc giữ thị trường hay chuyển sang thị trường khác cũng không dễ dàng trong thời điểm hiện nay.

Hiện nay, Hiệp hội Nhôm Việt Nam đang liên tục cập nhật các thông tin của Cục Phòng vệ thương mại, Trung tâm Cảnh báo sớm để nắm bắt thông tin, tham vấn ý kiến và cách xử lý trong vụ việc phòng vệ thương mại.

Về lâu dài, Hiệp hội xác định: trong bối cảnh hội nhập mạnh mẽ, nền kinh tế biến động và khó khăn như hiện nay thì xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước ngày càng phổ biến và doanh nghiệp phải chấp nhận xu thế đương nhiên. Do đó, các doanh nghiệp cần chủ động trang bị đầy đủ các kiến thức về phòng vệ thương mại; sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại như một công cụ để bảo vệ ngành hàng và doanh nghiệp; có các phương án điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp. Đặc biệt, sẵn sàng chuẩn bị các dữ liệu tham gia các vụ kiện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp, ngành hàng.

Hiệp hội khuyến cáo các doanh nghiệp cần đa dạng hóa sản phẩm, không phụ thuộc vào một thị trường truyền thống; các doanh nghiệp sản xuất không nên cạnh tranh bằng giá, vì nguy cơ bị điều tra về phòng vệ thương mại là rất lớn.

Bên cạnh đó, ngành nhôm cũng rất cần sự đồng hành liên tục của Bộ Công Thương trong việc thông tin, hướng dẫn và phổ biến, cập nhật kiến thức cho doanh nghiệp, ngành hàng để doanh nghiệp sẵn sàng vào được các sân chơi lớn hơn. Chúng tôi coi các thông tin đó như một “tài sản đặc biệt”, ai biết sớm sẽ có lợi thế hơn.

Hiệp hội Nhôm Việt Nam đề xuất các bộ, ngành, địa phương  khi kêu gọi thu hút đầu tư nên tập trung vào các ngành hàng, sản phẩm có lợi thế về mặt công nghệ, sản xuất sạch để các sản phẩm có lợi thế hơn trên thị trường quốc tế. Tránh thu hút đầu tư vào các ngành hàng đã dư thừa công suất như ngành nhôm, tránh việc một số các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam để rửa nguồn xuất xứ, né các biện pháp phòng vệ thương mại gây ảnh hưởng đến uy tín của các nhà sản xuất trong nước.

 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Tài sản đặc biệt” của ngành nhôm tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714335252 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714335252 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10