Tại sao đĩa mềm vẫn chưa thể biến mất?

Diendandoanhnghiep.vn Chiếc đĩa vuông vuông to bằng lòng bàn tay, dung lược chỉ lưu được nửa bài hát mp3 này có sức sống mãnh liệt hơn người ta nghĩ rất nhiều.

>>> Nhật Bản tuyên chiến với… đĩa mềm

>>> Startup công nghệ điều hòa BenKon huy động thành công 500.000 USD

Vẫn rất quan trọng

Nếu nghĩ chẳng ai dùng đĩa mềm (floppy disk) nữa thì:

Các loại máy bay như Boing 747 (747-200, 747 -400) hay Airbus A320s vẫn sử dụng đĩa mềm để cập nhật các dữ liệu quan trọng như những thay đổi đối với đường băng, thiết bị hỗ trợ điều hướng và nhiều thông tin khác. Nó được phát hành 28 ngày một lần theo lịch cố định trên toàn cầu, và được thiết lập cho đến năm 2029.

Máy bay như Boing 747 (747-200, 747 -400) hay Airbus A320s vẫn sử dụng đĩa mềm để cập nhật các dữ liệu quan trọng như những thay đổi đối với đường băng, thiết bị hỗ trợ điều hướng và nhiều thông tin khác

Máy bay như Boing 747 (747-200, 747 -400) hay Airbus A320s vẫn sử dụng đĩa mềm để cập nhật các dữ liệu quan trọng như những thay đổi đối với đường băng, thiết bị hỗ trợ điều hướng và nhiều thông tin khác

Davit Niazashvili, giám đốc bảo trì tại Geosky, một hãng hàng không chở hàng có trụ sở tại Tbilisi, Georgia, vẫn sử dụng đĩa mềm để vá các bản cập nhật quan trọng cho hai chiếc máy bay Boing 747-200 36 tuổi (bắt đầu sử dụng từ năm 1987).

Ông nói: “Khi một bản cập nhật được phát hành, chúng tôi cần tải nó xuống hai đĩa mềm 3,5 inch, sau đó chúng tôi mang đĩa lên máy bay để cập nhật vào hệ thống quản lý chuyến bay. Mỗi lần mất khoảng một tiếng”.

Hệ thống tàu điện ngầm ở San Francisco, Mỹ cũng vẫn đang dùng đĩa mềm.

Mark Necaise, một doanh nhân chuyên bán các loại áo khoác in tên người, tên ngựa và trang trại ngay sau các cuộc đua, sử dụng một chiếc máy thêu Nhật bản Tajima có giá vài chục ngàn USD nhưng vẫn phải chuyển các thiết kế từ máy tính sang máy thêu bằng đĩa mềm

Mark Necaise, một doanh nhân chuyên bán các loại áo khoác in tên người, tên ngựa và trang trại ngay sau các cuộc đua, sử dụng một chiếc máy thêu Nhật bản Tajima có giá vài chục ngàn USD nhưng vẫn phải chuyển các thiết kế từ máy tính sang máy thêu bằng đĩa mềm

Thậm chí, đĩa mềm còn được dùng trong cả chương trình vũ khí hạt nhân của không lực Mỹ đến tận năm 2019. Lực lượng không quân nước này sử dụng đĩa mềm 8 inch trong hệ thống Kiểm soát và Chỉ huy Chiến lược tự động, một giao thức trò chuyện nội bộ, chạy trên máy tính IBM Series/1. Hệ thống này có chức năng thực hiện lệnh phóng vũ khí hạt nhân.

Hay một cường quốc công nghệ hiện đại như Nhật Bản, đến cuối năm 2022 vẫn còn khoảng 1.900 thủ tục hành chính của chính phủ yêu cầu doanh nghiệp phải sử dụng các loại đĩa như đĩa mềm.

Máy CNC điều khiển bằng máy tính để cắt vật liệu (kim loại, gỗ, v.v.), máy đúc khuôn nhựa, các thiết bị y tế vẫn dùng đĩa mềm để vận hành

Máy CNC điều khiển bằng máy tính để cắt vật liệu (kim loại, gỗ, v.v.), máy đúc khuôn nhựa, các thiết bị y tế vẫn dùng đĩa mềm để vận hành

Các loại máy móc thiết bị công nghiệp như máy thêu, máy CNC điều khiển bằng máy tính để cắt vật liệu (kim loại, gỗ, v.v.), máy đúc khuôn nhựa, các thiết bị y tế vẫn dùng đĩa mềm để vận hành.

>>> Rộng mở cơ hội xuất khẩu công nghệ số

Thế nên, Mark Necaise, một doanh nhân chuyên bán các loại áo khoác in tên người, tên ngựa và trang trại ngay sau các cuộc đua, sử dụng một chiếc máy thêu Nhật bản Tajima có giá vài chục ngàn USD nhưng vẫn phải chuyển các thiết kế từ máy tính sang máy thêu bằng đĩa mềm.

Lý do

Theo các chuyên gia, các máy bay vẫn sử dụng đĩa mềm bởi người ta không muốn có bất kì can thiệp nào dù là nhỏ nhất vào hệ thống trên máy bay bởi đây là một thiết bị có tính an toàn cao, một thay đổi dù là nhỏ nhất có thể dẫn đến những nguy cơ an ninh, an toàn không lường trước được. Vì thế nên cho dù có thể nâng cấp công nghệ nhưng chẳng ai “dại” gì làm cả.

Đĩa mềm (floppy disk)

Đĩa mềm (floppy disk)

Với các thiết bị công nghiệp, đĩa mềm vẫn còn được sử dụng liên quan rất nhiều đến tuổi thọ của các thiết bị này. Một thiết bị công nghiệp đắt tiền thường có giá rất cao và tuổi thọ lên tới 40 năm. Nhiều thiết bị ra đời từ hơn 20 năm trước - thời đĩa mềm và khả năng vẫn còn sử dụng được thêm 20 năm nữa.

Hoặc một lý do khác được đưa ra về việc sử dụng đĩa mềm như trong lực lượng không quân Mỹ là bởi các tướng lĩnh không quân khẳng định việc sử dụng công nghệ bị cô lập, lỗi thời sẽ khiến hệ thống trở nên an toàn hơn (theo wired.com).

Đó là lý do khắp nơi trên thế giới vẫn đang dùng cái đĩa vuông vuông lưu được có nửa bài hát mp3 này.

Các loại đĩa mềm

Hai năm sau chiến tranh thế giới, Tiến sĩ Yoshiro Nakamatsu người Nhật Bản bắt đầu có ý tưởng về đĩa mềm khi đang nghe bản giao hưởng số 5 của Beethoven tại nhà. Thanh trầy xước do ma sát của rãnh và kim đã làm xáo trộn việc thưởng thức âm nhạc của ông ta. Thế nên sau đó, ông quyết định tạo ra một cái gì đó mà không có tiếng ồn và đăng ký bằng sáng chế cho phát minh này.

Tiến sĩ Yoshiro Nakamatsu có ý tưởng về đĩa mềm và đăng ký bằng sáng chế cho phát minh này

Tiến sĩ Yoshiro Nakamatsu có ý tưởng về đĩa mềm và đăng ký bằng sáng chế cho phát minh này

Đến năm 1960, đĩa mềm chính thức được hãng IBM, Mỹ thương mại hóa sau khi hãng này thỏa thuận trao đổi giấy phép đổi lại sự hỗ trợ tài chính với Tiến sĩ Nakamatsu. IBM sau đó tuyên bố với thế giới đĩa mềm hoàn toàn do họ tạo ra bất chấp việc Tiến sĩ Nakamatsu có một số bằng sáng chế liên quan đến nó.

Đĩa mềm có khả năng lưu trữ dữ liệu với kích thước ban đầu là 8 inch (203,2 cm đường kính). Dần dần sau khi công nghệ được IBM cải tiến, nó còn 5,25 inch và phiên bản cuối cùng là 3,5inch. Sony và Panasonic đến năm 1989 đã cho ra đời đĩa mềm nhỏ nhất với kích thước 2 inch.

Đến năm 1960, đĩa mềm chính thức được hãng IBM, Mỹ thương mại hóa sau khi hãng này thỏa thuận trao đổi giấy phép đổi lại sự hỗ trợ tài chính với Tiến sĩ Nakamatsu

Đến năm 1960, đĩa mềm chính thức được hãng IBM, Mỹ thương mại hóa sau khi hãng này thỏa thuận trao đổi giấy phép đổi lại sự hỗ trợ tài chính với Tiến sĩ Nakamatsu

Về dung lượng, đĩa mềm 8inch đầu tiên ra đời bởi IBM lưu trữ được 80 kilobyte (KB) dữ liệu, sau đó tăng lên 1,2 megabyte (MB). Khả năng lưu trữ của đĩa mềm sau đó tăng lên 360 KB; 720 KB; 1,44 MB, v.v..

Cáo chung sắp điểm

Tuy vẫn còn được sử dụng khắp nơi như thế, nhưng thời của đĩa mềm vẫn phải sắp đi tới hồi kết. Nhà sản xuất đĩa mềm lớn nhất, Sony, đã ngừng dây chuyền sản xuất đĩa mềm vào tháng 3 năm 2011.

Còn lại hầu hết các công ty vẫn đang sử dụng đĩa mềm là các doanh nghiệp nhỏ hoặc các công ty có lợi nhuận eo hẹp, họ chưa bao giờ nâng cấp thiết bị hoặc thấy việc đó quá tốn kém.

Nhà sản xuất đĩa mềm lớn nhất, Sony, đã ngừng dây chuyền sản xuất đĩa mềm vào tháng 3 năm 2011

Nhà sản xuất đĩa mềm lớn nhất, Sony, đã ngừng dây chuyền sản xuất đĩa mềm vào tháng 3 năm 2011

Những doanh nhân như Necaise, sau khi những chiếc đĩa mềm cuối cùng bị hỏng, ông ta đã quyết định bỏ tiền để mua một thiết bị có chứa phần mềm giả lập đĩa mềm sang USB với giá khoảng 275 USD.

Không quân Mỹ thì quyết định bỏ đĩa mềm vào năm 2019 trong hệ thống điều khiển tên lửa, nhưng vẫn dùng trên các máy bay chở hàng còn lại.

Để phục vụ các nhu cầu muôn hình vạn trạng về đĩa mềm, nhìn chung có hai cách để tiếp tục sử dụng các máy móc đời cũ cần đĩa mềm, một là trình giả lập như Necaise, hai là kiếm những người gom và bán các đĩa mềm cũ.

PLR Electronics, một công ty chuyên làm trình giả lập ở Texas, Mỹ mỗi năm bán được 2-3000 chiếc máy giả lập cho khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp có máy thêu hay CNC

PLR Electronics, một công ty chuyên làm trình giả lập ở Texas, Mỹ mỗi năm bán được 2.000-3.000 chiếc máy giả lập cho khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp có máy thêu hay CNC

Như PLR Electronics, một công ty chuyên làm trình giả lập ở Texas, Mỹ mỗi năm bán được 2.000-3.000 chiếc máy giả lập cho khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp có máy thêu hay CNC. Giá mỗi chiếc chứa chương trình giả lập lên tới hàng ngàn USD.

Tom Persky, người điều hành Floppydisk.com một “đầu nậu” thu gom đĩa mềm rồi bán lại ăn chênh lệch, ông ta có kho chứa hàng trăm ngàn chiếc đĩa mềm ở California. Giá thu gom của Persky vào khoảng 0,07 USD một chiếc và bán lại với giá 1 USD. Còn những loại hiếm hơn như đĩa 8inch, ông ta bán với giá 5 USD. Mỗi ngày Persky bán được khoảng 1.000 chiếc.

“Đĩa mềm có thể không bao giờ thực sự chết, có những người trên thế giới vẫn đang bận rộn tìm kiếm, sửa chữa và bảo trì các máy quay đĩa từ năm 1910, vì vậy thật khó để tôi tin rằng đĩa mềm sẽ biến mất hoàn toàn”, Lori Emerson, giáo sư tại Viện nghiên cứu và là người sáng lập Phòng thí nghiệm Khảo cổ Truyền thông tại Đại học Colorado Boulder nói.

Có lẽ sự tồn tại của đĩa mềm sắp kết thúc, nhưng chưa ai khẳng định là đến khi nào.

 

 

 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tại sao đĩa mềm vẫn chưa thể biến mất? tại chuyên mục Xe - Công nghệ của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711649266 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711649266 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10