Tầm nhìn quy hoạch cảng biển Hải Phòng

Diendandoanhnghiep.vn Do yếu tố lịch sử, các bến cảng tại Hải Phòng nằm sâu trong sông dẫn đến việc khai thác cảng biển chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.

Tốc độ phát triển nhanh khiến vấn đề quy hoạch cảng biển Hải Phòng luôn rơi vào tình trạng quy hoạch chưa xong lại…lỗi thời.

>> Rà soát lại quy hoạch cảng biển

 Hải Phòng đề nghị xây dựng Trung tâm Logistics tại khu vực cửa sông Văn Úc, huyện Tiên Lãng... Ảnh: A.Tú

Hải Phòng đề nghị xây dựng Trung tâm Logistics tại khu vực cửa sông Văn Úc, huyện Tiên Lãng... Ảnh: A.Tú

Tất yếu lịch sử

Hơn 10 năm trước, cảng Chùa Vẽ được quy hoạch là cảng container tầm cỡ nhất khu vực phía Bắc. Hạ tầng bến cảng, luồng lạch, cùng trang thiết bị xếp dỡ cho phép cảng Chùa Vẽ có thể đón và làm hàng với tàu có tải trọng lên đến gần 1 vạn tấn. Với hệ thống cảng phía Bắc, cảng Chùa Vẽ khi đó là cảng container chuyên biệt đầu tiên không có “đối thủ”.

Thế nhưng, thời “hoàng kim” của Chùa Vẽ tồn tại chưa đầy 10 năm. Chỉ vài năm sau đó, hàng loạt các cảng “khủng” khác mọc lên phía hạ lưu như: Cảng Đình Vũ, Nam Hải Đình Vũ, Tân Vũ,… đã đẩy Chùa Vẽ trở thành “người hùng một thuở”. Thậm chí, có thời điểm hàng container gần như “đoạn tuyệt” với cảng Chùa Vẽ. Khi cảng Hoàng Diệu nằm trong đề án di dời thì cảng Chùa Vẽ được tính đến với vai trò “người đóng thế” làm hàng tổng hợp. Và trong quy hoạch, đến năm 2030 cảng Chùa Vẽ cũng sẽ hoàn thành sứ mệnh lịch sử để nhường chỗ cho những quy hoạch khác.

Không chỉ riêng cảng Chùa Vẽ mà hàng loạt các cảng dọc theo luồng sông Cấm đều chung số phận như vậy. Theo các chuyên gia, do yếu tố lịch sử để lại, số lượng lớn các bến cảng của Hải Phòng trước đây chủ yếu nằm sâu trong sông. Nhiều bến cảng nhỏ lẻ, manh mún, các bến cảng này thường nằm đan xen trong khu dân cư, hệ thống kết nối giao thông hạn chế, không đồng bộ, gây lãng phí tài nguyên đất và phát sinh ùn tắc giao thông sau cảng, ùn tắc hàng hoá tại các cảng vào thời gian cao điểm. Chưa kể, các cảng nhỏ lẻ nằm sau trong sông, trong đất liền có hạn chế về luồng lạch còn hẹp, độ sâu bến đỗ còn thấp, dẫn đến việc doanh nghiệp phải đầu tư nạo vét, duy tu để đảm bảo cho tàu an toàn vào làm hàng dẫn đến việc khai thác kém hiệu quả.

Bên cạnh đó, việc xây dựng cảng nước sâu Lạch Huyện đang vướng mắc cả về kỹ thuật, kinh tế và tổ chức. Hiện, cảng Lạch Huyện mới hoàn thành và đi vào sử dụng bến số 1, 2 với chiều dài 750m. Thực tiễn hoạt động tại cảng số 1, 2 cho thấy, nếu theo Quy hoạch Phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, chiều dài mỗi bến cảng là 375m, chỉ tiếp nhận được cỡ tàu đến 100.000 DWT (8.000 Teus). Trong khi theo các nhà chuyên môn, từ năm 2004 đến nay, cỡ tàu từ 12.000 Teus trở lên đã có chiều dài từ 366 - 399m. Đến năm 2023, tàu có chiều dài từ 366 - 399m dự báo sẽ chiếm chủ đạo.

Quyết định số 1579/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã phân loại khu vực cảng biển Hải Phòng là nhóm 1, loại cảng biển đặc biệt... 

Tầm nhìn quy hoạch

Theo thứ trưởng Bộ GTVT - Nguyễn Xuân Sang, dự báo đến năm 2030, sản lượng hàng hóa thông qua toàn hệ thống cảng biển Việt Nam gấp 1,6 - 2,1 lần; năm 2050 gấp 4,1 - 4,8 lần so hiện nay. Và với khu vực cảng biển Hải Phòng, việc quy hoạch cảng biển phải có tầm “nhìn rất xa” và “trông rất rộng” mới có thể hạn chế được quy hoạch chưa xong đã…lỗi thời.

Cụ thể, khu bến Lạch Huyện có phạm vi quy hoạch gồm vùng đất và vùng nước khu vực đảo Cái Tráp, đảo Cát Hải và Lạch Huyện. Khu bến có chức năng là cửa ngõ kết hợp trung chuyển quốc tế. Có các bến container, tổng hợp, hàng rời, hàng lỏng/khí, bến cảng khách quốc tế, bến công vụ, bến cho các phương tiện thủy nội địa. Đáp ứng cỡ tàu container với sức chở 6.000 ÷ 18.000 Teus, tàu tổng hợp, hàng rời đến 100.000 tấn, tàu hàng lỏng/khí đến 150.000 tấn, tàu khách đến 225.000 GT.

Khu bến Đình Vũ có phạm vi quy hoạch gồm vùng đất và vùng nước dọc sông Bạch Đằng (từ hạ lưu cầu Bạch Đằng đến thượng lưu cầu Tân Vũ và cửa Nam Triệu), có chức năng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cả nước và liên vùng, cũng như có các bến tổng hợp, hàng rời, container, hàng lỏng/khí. Cỡ tàu đáp ứng cho tàu tổng hợp, hàng rời, container, hàng lỏng/khí trọng tải đến 20.000 tấn hoặc lớn hơn phù hợp với điều kiện luồng Hải Phòng.

Khu bến sông Cấm - Phà Rừng sẽ có các bến tổng hợp, hàng rời, container, hàng lỏng/khí và các bến cảng, công trình phục vụ các cơ sở đóng mới, sửa chữa và phá dỡ tàu, đáp ứng tàu trọng tải đến 10.000 tấn hoặc lớn hơn, phù hợp với điều kiện luồng hàng hải và tĩnh không công trình vượt sông.

Đối với khu bến Nam Đồ Sơn, Văn Úc có phạm vi vùng đất và vùng nước khu vực Nam Đồ Sơn và khu vực sông Văn Úc từ hạ lưu cầu Khuể đến khu vực cửa sông, đảm nhận vai trò cửa ngõ, kết hợp trung chuyển quốc tế, kết hợp phục vụ quốc phòng - an ninh khi có yêu cầu. Khu bến này ưu tiên xây dựng bến cảng phục vụ cụm công nghiệp, đồng thời đáp ứng cho tàu container có sức chở đến 18.000 Teus;...

Theo các chuyên gia, xu thế các cảng của thế giới là tiến dần ra biển. Để phát triển theo cơ chế thị trường, tàu sẽ phải đóng to hơn, tải trọng cao hơn. Do đó, đòi hỏi độ sâu của cảng, bán kính quai tàu, điều kiện của cảng phải thay đổi để tiếp nhận.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tầm nhìn quy hoạch cảng biển Hải Phòng tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714121044 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714121044 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10