Tân binh mới trong VN30 có gì đặc biệt?

SONG NHI 21/01/2021 15:05

Cổ phiếu TPB của TPBank được dự báo sẽ có bước tăng trưởng vượt bậc sau khi được HoSE lựa chọn cho cả rổ VN30 và VN Fin Lead Index.

f

Cổ phiếu TPB đã được HoSE lựa chọn cho vào cả rổ VN30 và VN Fin Lead Index.

Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) vừa công bố thành phần rổ VN30, VN Diamond, VN Fin Lead Index trong kỳ cơ cấu tháng 1/2021.

Với bộ chỉ số VN30, HoSE đã loại ROS, SAB, EIB ra khỏi danh mục và thêm vào ba cổ phiếu là BVH, PDR, TPB. Ngoài vai trò tân binh của VN30, TPB và BVH cũng được HoSE thêm vào bộ chỉ số VN Fin Lead, cùng với hai cổ phiếu chứng khoán là VND và VCI.

Để được lựa chọn vào VN30, các mã chứng khoán phải đảm bảo đủ ba tiêu chí về quy mô vốn hóa, khối lượng cổ phiếu tự do lưu hành (free-float) và thanh khoản hàng ngày. Vì thế, 30 mã bluechip là những cổ phiếu có vốn hóa cao nhất, phản ánh tốt nhất mối quan hệ cung - cầu và cũng được xem là nhóm đại diện cho thị trường chứng khoán Việt Nam.

Kết quả công bố mỗi kỳ cơ cấu của HoSE, do đó, luôn là điều được thị trường trông đợi và lần này, không ngoài dự báo, những cái tên tiềm năng nhất đã xuất hiện. Trong số này, cổ phiếu TPB của TPBank là cái tên có bước tiến nhanh nhất gần đây.

Từ cuối tháng 10/2020 đến nay, thị giá cổ phiếu TPBank đã liên tục lập đỉnh mới, tăng từ mức 18.660 lên gần 30.000 đồng, tương đương mức tăng hơn 55%. Đặc biệt, mức tăng này đã tính trên giá điều chỉnh, tức là sau khi các cổ đông ngân hàng đã được chia cổ phiếu thưởng hơn 22% và ngân hàng phát hành cổ phiếu ưu đãi cho người lao động. Giá trị vốn hóa của TPBank đã lên gần 1,3 tỷ USD.

Mức tăng ấn tượng của TPB, ngoài cộng hưởng từ đà phục hồi của thị trường chung, còn đến từ kỳ vọng vào yếu tố nội tại của ngân hàng. Kết quả này cũng không quá bất ngờ, bởi chính các công ty chứng khoán ngay từ giữa năm 2020 đã liên tục nâng giá mục tiêu với cổ phiếu TPB vì sức hút quá lớn từ thị trường.

Cuối tháng 8/2020, khi thị giá TPB quanh ngưỡng 20.000 đồng, Công ty chứng khoán Bản Việt đã đưa ra khuyến nghị "khả quan" với kỳ vọng giá mục tiêu một năm tăng thêm hơn 11%. Chưa tới ba tháng sau (tháng 11/2020), VCSC tiếp tục tăng dự phóng thêm 14% do thị giá TPB trên sàn chứng khoán đã vượt qua khuyến nghị cuối tháng 8, với mức giá mục tiêu mới là 28.600 đồng. Con số này tiếp tục bị vượt qua chỉ hơn một tháng sau khi VCSC ra báo cáo.

Theo đánh giá của nhóm phân tích, việc cải thiện và giữ ổn định biên lãi ròng (NIM) là một trong những điểm tích cực để VCSC đưa ra đánh giá "khả quan". Kết quả này xuất phát từ việc giảm chi phí vốn huy động, trong khi TPB đang có tỷ lệ cho vay/huy động (LDR) ở mức an toàn là 68,3%. Do đó, VCSC điều chỉnh tăng dự báo NIM năm 2020 thêm 10 điểm cơ bản lên 4,09%.

"Chi phí huy động được kiểm soát sẽ giúp ổn định NIM của TPBank trong năm 2020 bất chấp ngân hàng đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ khách hàng vì Covid-19", báo cáo của VCSC cho biết.

Ngoài ra, việc ghi nhận phần còn lại khoản phí bancasurrance độc quyền 15 năm với Sunlife Vietnam cũng là một điểm cộng giúp gia tăng lợi nhuận của ngân hàng trong một năm khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch.

Cùng quan điểm với VCSC, báo cáo mới đây của SSI cũng đánh giá "khả quan" về TPBank, nhờ sự ổn định của NIM, tăng thu nhập từ lãi thuần, phí và tăng trưởng tín dụng top đầu thị trường.

SSI ước tính, với dự báo tăng trưởng tín dụng đều trên 20% trong hai năm 2020 và 2021, ước tính thu nhập lãi thuần (NII) của TPBank hai năm này lần lượt tăng 18,1% và 21,6% so với cùng kỳ. NIM của ngân hàng cũng được dự báo ổn định khoảng 4% do giảm chi phí đầu vào.

Thu nhập phí cũng được dự báo tăng trong nửa cuối năm 2020 và năm 2021 sau thời gian trì trệ do thực thi chính sách giãn cách xã hội trong tháng 4 đến đầu tháng 5/2020.

"Chúng tôi ước tính thu nhập phí ròng năm 2020 và 2021 của TPBank tăng 14,5% và 27,7% so với cùng kỳ, với bancassurance sẽ là động lực tạo ra lợi nhuận chính", báo cáo SSI cho biết.

Theo số liệu từ TPBank, kết thúc năm 2020, tổng tài sản của ngân hàng ước đạt 206.316 tỷ đồng, tăng 24,5% so với năm 2019 và vượt hơn 14% kế hoạch năm. Tổng huy động đạt 184.953 tỷ đồng, tăng 25,15% so với năm trước, trong khi dư nợ cũng có mức tăng trưởng tốt so với toàn ngành.

Tổng thu nhập hoạt động của TPBank trong năm 2020 ước đạt 10.368 tỷ đồng, tăng 22,4% so với năm 2019. Chỉ số chi phí trên thu nhập hoạt động thuần (CIR) được giảm đáng kể, xuống mức 39,7%, mặc dù trong vài năm qua TPBank đã rất bỏ rất nhiều tiền đầu tư cho ngân hàng số và công nghệ mới. Một trong những hiệu quả của khoản đầu tư này là tỷ lệ tiền gửi thanh toán (CASA) của TPBank tăng lên 14,3% vào cuối quý III/2020 - thời điểm khách hàng thay đổi thói quen sử dụng dịch vụ, từ mức đáy 11,7% trong quý I và 13% trong quý II. Tăng trưởng CASA, theo đánh giá của SSI, nhận được sự hỗ trợ mạnh từ dịch vụ eBank, ghi nhận mức tăng 144% so với cùng kỳ và giá trị giao dịch tăng 98% so với cùng kỳ trong 9 tháng đầu năm 2020.

Có thể bạn quan tâm

  • Chìa khóa số cho doanh nghiệp: Thực hiện giao dịch mọi lúc mọi nơi cùng TPBank eBank Biz

    Chìa khóa số cho doanh nghiệp: Thực hiện giao dịch mọi lúc mọi nơi cùng TPBank eBank Biz

    14:03, 24/12/2020

  • TPBank là ngân hàng dẫn đầu về số giao dịch trên mỗi thẻ ghi nợ nội địa

    TPBank là ngân hàng dẫn đầu về số giao dịch trên mỗi thẻ ghi nợ nội địa

    09:38, 24/11/2020

  • TPBank được chấp thuận tăng vốn lên 10.716 tỷ đồng, mở thêm 6 điểm giao dịch

    TPBank được chấp thuận tăng vốn lên 10.716 tỷ đồng, mở thêm 6 điểm giao dịch

    12:10, 09/11/2020

  • TPBank nhận giải thưởng quan trọng từ The Asian Banker

    TPBank nhận giải thưởng quan trọng từ The Asian Banker

    15:15, 02/11/2020

  • TPBank Mobile - ứng dụng ngân hàng Việt được tải nhiều nhất trên App Store và Google Play

    TPBank Mobile - ứng dụng ngân hàng Việt được tải nhiều nhất trên App Store và Google Play

    14:59, 26/10/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tân binh mới trong VN30 có gì đặc biệt?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO