Tận dụng đòn bẩy Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Diendandoanhnghiep.vn Các doanh nghiệp cần tận dụng đòn bẩy Thương hiệu quốc gia Việt Nam để gây dựng thương hiệu góp phần tạo dựng hình ảnh Việt Nam là quốc gia có hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao.

Đó là phát biểu của Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải, Phó Chủ tịch Hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam tại tại Diễn đàn “Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2021”, với chủ đề “Thương hiệu quốc gia Việt Nam – Vị thế mới, giá trị mới”.

Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải, Phó Chủ tịch Hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam phát biểu tại diễn đàn.

Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải, Phó Chủ tịch Hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam phát biểu tại diễn đàn.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam 2021 với chủ đề “Thương hiệu quốc gia Việt Nam - Vị thế mới, giá trị mới” được Bộ Công Thương tổ chức trong bối cảnh các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như CPTPP, EVFTA đi vào hiệu lực là tiền đề thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế Việt Nam ngày càng sâu rộng.

Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam tiến hành nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia thông qua việc hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển Thương hiệu sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ  của Việt Nam, nâng cao vị thế và giá trị gia tăng trong từng ngành hàng, lĩnh vực của nền kinh tế khi Việt Nam ngày càng tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị và mạng sản xuất toàn cầu. 

Theo ông Đỗ Thắng Hải, năm 2020 Việt Nam là một trong các quốc gia có mức tăng trưởng giá trị thương hiệu quốc gia nhanh nhất thế giới (tăng 29% so với năm 2019, lên 319 USD). Nhờ đó, giá trị thương hiệu quốc gia của Việt Nam đã tăng 9 bậc, lên vị trí thứ 33 trong Top 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới.

Các đại biểu nhấn nút khai mạc Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2021.

Các đại biểu nhấn nút khai mạc Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2021.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất trong khối ASEAN được nâng hạng trong bảng xếp hạng quyền lực mềm toàn cầu từ 50/60 lên 47/105 quốc gia được xếp hạng (theo Báo cáo chỉ số quyền lực mềm toàn cầu năm 2021). Việt Nam được coi là điểm sáng nhờ sự tăng hạng bượt bậc về giá trị thương hiệu quốc gia đi cùng những kết quả về kinh tế, xã hội đã đạt được, khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, đồng thời thể hiện sự chủ động và tầm vóc của Việt Nam trong hội nhập quốc tế.

“Với các nội dung được chia sẻ tại Diễn đàn, tôi rất mong các doanh nghiệp Việt Nam sẽ chủ động nắm bắt cơ hội và tích cực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, cải tiến chất lượng sản phẩm, quan tâm tới các vấn đề sở hữu trí tuệ, tận dụng đòn bẩy Thương hiệu quốc gia Việt Nam để gây dựng thương hiệu góp phần tạo dựng hình ảnh Việt Nam là quốc gia có hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải phát biểu.

Ông Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch MVV Group cho rằng, các doanh nghiệp không nên chỉ tập trung vào việc đạt được danh hiệu “Thương hiệu quốc gia” mà hãy nhìn vào những giá trị doanh nghiệp có thể tận dụng được từ đây. Thương hiệu quốc gia sẽ cung cấp cho doanh nghiệp bộ công cụ bao gồm các phương thức thực hiện, chỉ số đo lường để doanh nghiệp Việt Nam biết cách vận hành và thay đổi, giúp doanh nghiệp soi chiếu xem mình đang ở đâu, cần phải làm gì, đánh giá hiệu quả các hoạt động đang triển khai và  sức mạnh nội tại của doanh nghiệp.

Các diễn giả thảo luận tại Diễn đàn Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2021.

Các diễn giả thảo luận tại Diễn đàn Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2021.

Ông Sơn cũng chỉ ra cách thức quảng bá vị thế thương hiệu quốc gia qua 6 cột trụ của truyền thông cho thương hiệu doanh nghiệp, gồm có: Vị thế dẫn dắt, Tầm nhìn doanh nghiệp, Hình ảnh doanh nghiệp, Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR), Truyền thông nội bộ, quan hệ báo chí.

“Nhiều doanh nghiệp Việt Nam cho biết hiện nay họ vẫn còn gặp khó khăn trong việc tìm ra một phương pháp đo lường và đánh giá hiệu quả đầu tư trong việc xây dựng thương hiệu. Hơn nữa, chiến lược thương hiệu xây dựng dựa trên khuôn mẫu chung chưa thể giúp doanh nghiệp có thể tạo ra được sự khác biệt”, ông Nguyễn Thanh Sơn chia sẻ.

Còn ông Lại Tiến Mạnh – Giám đốc Công ty Mibrand cho biết: “Hãy đặt câu hỏi thương hiệu của bạn đang ở đâu và chỉ khi bạn biết mình đang ở đâu trên thị trường, so với các đối thủ thì mới có thể xây dựng được chiến lược phát triển tốt nhất cho thương hiệu của mình”.

Theo ông Mạnh, các công ty trong chương trình thương hiệu quốc gia có một sức ép về khuôn mẫu khi phải tuân thủ ba giá trị cốt lõi là chất lượng, đổi mới và năng lực tiên phong. Vậy làm thế nào để thể hiện các giá trị đó trong môi trường riêng của mình sẽ là vấn đề sống còn.

“Các giá trị này không phải là các khẩu hiệu mà nó cần được biến thành các hành động cụ thể để đảm bảo tính tương thích giữa hành động, lời nói với các giá trị trong chương trình Thương hiệu quốc gia”, ông Mạnh chia sẻ thêm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tận dụng đòn bẩy Thương hiệu Quốc gia Việt Nam tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713503694 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713503694 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10